Chùa Dâu

Thảo luận trong 'Đền Chùa Bắc Ninh'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Chùa Dâu

    [​IMG]
    Chùa Dâu, Bắc Ninh

    Địa Điểm: Chùa Dâu nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km.

    Trụ trì: Sư bà Thích Đàm Tùy

    Ngày lễ chính: Vào ngày 8-4 âm lịch hằng năm.

    Chùa Dâu được coi là một ngôi chùa rất thiêng nên còn được gọi là chùa Diên Ứng (diên là câu, ứng là hiệu, tức cầu gì được nấy). Chùa còn có nhiều tên gọi khác là Pháp Vân, Chùa Cả hay Cổ Châu. Chùa tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Theo lịch sử ghi chép và bia đá trong chùa thì đây là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống.

    Lịch sử: Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Năm 1913, chùa được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã sai Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành "chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp". Trải qua bao thăng trầm và chiến tranh tàn phá nhưng chùa Dâu với tháp gạch cao sừng sững, với tòa ngang, dãy dọc nguy nga, cổ kính vẫn còn đó.

    [​IMG]
    Tiền đường chùa Dâu

    Đạo Phật đến chùa Dâu sớm nhất, người xứ Bắc đã chọn lọc và sáng tạo ra dòng thiền độc đáo Việt Nam mà người xưa quen gọi là hệ thống Tứ pháp. Đặc trưng của dòng thiền này là người phụ nữ được đề cao. Tượng Phật Việt Nam là trung tâm của chùa Dâu - niềm tự hào chính đáng của người Đại Việt. Tượng Pháp Vân được đặt ở chính điện, thể hiện lòng tự cường dân tộc và tôn vinh những phụ nữ tài năng đức độ.

    Chùa gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), là biểu hiện sinh động sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập.

    [​IMG]
    Tứ Pháp (Pháp Lôi,Pháp Vũ, Pháp cổ , Pháp Vân)

    Kiến trúc: Chùa Dâu ngày nay là đặc trưng nét kiến trúc của thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Cũng giống như nhiều ngôi chùa cổ Việt Nam, chùa được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhất bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp vũ), hai bên tượng bà Dâu là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ với khuôn mặt sống động trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá hủy, nên tượng bà Đậu (Pháp Vũ) được đưa về thờ ở chùa Dâu. Ngoài ra, trong chùa còn có rất nhiều pho tượng như: tượng tổ sư Tỳ - ni - đa - lưu - chi, 18 vị La Hán,…

    [​IMG]
    Tượng Pháp Vân, chùa Dâu

    [​IMG]
    [​IMG]

    Tượng Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng ở hậu điện

    [​IMG][​IMG]
    Tượng Cửu Long, hai bên là tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái tử

    Chính giữa sân chùa trước bái đường, có ngôi tháp Hòa Phong, xây bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành, cao chín tầng, nay chỉ còn ba tầng, cao khoảng 17m. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc.

    [​IMG]
    Tháp Hòa Phong

    [​IMG][​IMG]
    Bên trong tháp Hòa Phong

    [​IMG]
    Con cừu đá trong chùa

    Bên phải tháp có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến Lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, Lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.

    Hàng năm, vào ngày 8-4 âm lịch được coi là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, nhân dân trong vùng lại nô nức, tưng bừng mở hội chùa Dâu. Đây là một lễ hội lớn, nổi tiếng là điểm đến của Phật tử cũng như du khách trong ngoài nước

    Du khách đến với chùa Dâu như về với cội nguồn của đạo Phật nước Nam, để cầu nguyện một sự bình yên trong tâm hồn như cái tên bình dị, mộc mạc của ngôi chùa cổ trên đất Bắc Ninh.

    Xem bản đồ đường đi:
     

    Xem bài viết liên quan:

    Last edited: 9/7/14

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người