Nhẫn chính là thể hiện bản lĩnh của con người

Thảo luận trong 'Lời phật dạy'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn (忍): Chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, cho nên gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…

    Nhẫn là pháp bảo để tu thân và xử thế. Khổng Tử từng khuyên Tử Lộ rằng: “Trăm hành chi bản, nhẫn làm đầu”.

    [​IMG]

    Nhẫn không phải là cam chịu, cũng không phải biểu hiện của nhu nhược. Thường người có chí có đức, mới có thể bao dung điều người khác không thể bao dung. Khi bị người khác làm nhục, vẫn có thể cung kính khiêm tốn, tu tỉnh bản thân, mà không sinh ra tâm oán hận hay phẫn nộ. Người xưa thường dùng ý chí rộng rãi như vậy làm nguyên tắc đối nhân xử thế.

    Trương Thích Chi, thời Tây Hán, giữ chức Đình Úy vô cùng quan trọng trong Tam Công Cửu Khanh, trưởng quản tư pháp cả nước. Có một ngày, khi quan viên tề tụ trên triều, một vị ẩn sĩ già tên Vương Sinh quay đầu lại nói với Trương Thích Chi rằng: “Bít tất của ta bị tuột rồi, hãy thay ta buộc nó lạ”. Trương Thích Chi vì vậy quỳ xuống, cẩn thận đem bít tất của Vương Sinh buộc lại.
    Về sau, có người hỏi Vương Sinh: “Vì sao ngay trên triều đình trước mặt mọi người, bảo ông ấy giúp ông buộc bít tất, sao ông lại phải làm nhục Trương Thích Chi như vậy?” Vương Sinh nói: “Ta vừa già lại ti tiện, không có đồ vật gì tốt đưa tặng cho Trương Thích Chi. Ta sở dĩ làm nhục ông ta, để ông ta quỳ xuống buộc bít tất cho ta, chỉ là muốn gia tăng thanh danh của ông ta mà thôi.”

    Mọi người nghe xong, đều xưng tụng Vương Sinh hiền năng, còn đối với sự rộng lượng nhẫn nhục của Trương Thích Chi thì càng thêm kính trọng. Trương Thích Chi khoan dung độ lượng, chí công vô tư, nói thẳng can gián, về sau trở thành trọng Thần của Tây Hán, lưu danh sử sách.

    Trong mắt người xưa, chỗ họ tôn kính thường không phải tài năng, địa vị, mà là đức hạnh khiêm cung của một người.
    Nguồn: Quà Tặng Cuộc Sống
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người