Tu chỉ là sửa đổi...!

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Đâu phải vào chùa cạo đầu, khoác áo mới là tu
    Ăn chay niệm Phật cũng chưa phải tu
    Đi chùa vái lạy cũng tu mù
    Quán tâm sửa tính thật chân tu.
    Tu thì phải sửa mới là tu
    Sửa tính tham lam thành bố thí
    Sửa tính ganh tị thành hoan hỷ
    Sửa tính ích kỷ thành vị tha
    Sửa tính vô tâm thành hòa nhã
    Sửa tính cố chấp thành buông xả
    Sửa tính khinh khi thành kính mến
    Sửa tính cao ngạo thành khiêm tốn
    Sửa tính hẹp hòi thành bao dung
    Sửa tính gian lận thành thật thà
    Sửa tính bi quan thành tích cực
    Sửa tính lười biếng thành siêng năng
    Sửa tính hơn thua thành nhẫn nhịn
    Sửa tính si mê thành trí tuệ….
    Sửa tất cả cái xấu thành cái tốt...

    [​IMG]

    Tù chùa, Tù nhà, Tu chợ... Đâu đâu cũng là Tu. Tu với ai? Tu với Ông Bà Cha Mẹ của chúng ta, phải có lòng hiếu thảo. Tu với Anh Chị Em của chúng ta, phải biết yêu thương, nhường nhịn, kính trên bảo dưới, Tu với vợ chồng và con cái là phải sống tròn đạo nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con cái... Tu với những người xung quanh chúng ta, hoan hỷ hòa nhã, đối xử tốt với mọi người, Tu với công việc của chúng ta, hãy làm tốt công việc của mình dù là những việc nhỏ nhặt nhất…

    Vậy nên có câu: Trước khi Tu Phật hãy Tu Nhân.
    Ăn Chay Niệm phật không bằng tu tâm tính.

    .Ngày xưa, có một đôi vợ chồng trẻ, người chồng hàng ngày đều chăm chú đọc sách còn người vợ một lòng hướng Phật nên cứ hàng ngày ăn xong thường ngồi trong phòng tụng kinh niệm Phật rất lâu...!

    Một hôm, người chồng để ý thấy người vợ ngồi trong Phật đường không ngừng niệm:“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật..!” Người vợ cứ chăm chú niệm câu này mãi, niệm đi niệm lại trong một khoảng thời gian rất lâu. Người chồng thấy vậy liền nghĩ cách đùa người vợ một chút.

    Anh ta bèn đi vào phòng bên cạnh phòng mà người vợ đang niệm rồi bất ngờ gọi tên người vợ. Người vợ nghe thấy tiếng chồng gọi mình liền ngừng niệm và quay đầu sang phía người chồng hỏi:“Có việc gì vậy?”

    Người chồng cười cười rồi nói:“Không có gì, không có gì!”

    Người vợ lại tiếp tục quay lại vừa gõ vừa niệm. Một lát sau, người chồng lại gọi tên người vợ. Người vợ lại nhịn không được liền quay đầu ra hỏi chồng:“Rốt cuộc là anh có chuyện gì mà cứ gọi như vậy?”

    Người chồng lại cười cười rồi nói: “Không có gì, không có gì cả.”

    Người vợ lại tiếp tục niệm Phật. Nhưng chẳng được bao lâu người chồng lại gọi tên người vợ. Người vợ lúc này có vẻ rất bực tức cáu gắt quay sang la mắng người chồng:“Anh... rốt cuộc là có chuyện gì mà cứ gọi tôi mãi như thế hả? Anh cứ gọi như thế khiến tôi không thể tập trung tụng kinh niệm Phật được này.”

    Người chồng lúc này mới đứng lên đi đến bên người vợ và nói:“Vợ ơi! Anh mới gọi tên em có ba lần mà em đã thấy mệt mỏi và bực tức rồi la lối rồi. Thế mà, ăn rồi em cả ngày không đi đâu mà ngày nào cũng niệm A di đà phật trong một thời gian lâu như vậy, không biết liệu ngài (Phật A-Di-Đà) có thấy phiền toái không?”
    Lời bình: Chúng ta làm gì Thần Phật đều biết cả nên chúng ta đâu cần phải quá nặng về hình thức làm chi. Các vị Thần Phật sẽ nghĩ sao nếu con người không để thời gian thực hành hướng thiện, bác ái... mà cứ trong phòng niệm tên họ trong khi chả có chuyện gì cả! Nhiều người muốn thông qua hình thức tụng kinh niệm Phật để cho Thần Phật biết rõ lòng thành kính của mình đối với ngài. Nhưng lại không chú ý sửa đổi và tu luyện tâm tính của mình cho thật tốt với người xung quanh mà chỉ thể hiện ở hình thức bên ngoài. Như vậy, có khác nào trong lòng không thực sự thành kính Thần Phật? Như thế, thử hỏi Thần Phật có thể tiếp nhận hình thức “tụng kinh niệm Phật” của con người hay không?

    Vì vậy mình xin khuyên bảo thẳng thắn như sau: Những người tu Phật nên gác lại bớt một ít thời gian chuyện tụng kinh niệm Phật để có thời gian cho những hoạt động thiết thực chẳng hạn như: đọc kinh sách, ngồi thiền, làm việc thiện, sửa đổi và rèn luyện tâm tính và quan tâm yêu thương với người xung quanh như vậy việc tu sẽ thiết thực hơn

    Hơn nữa, giao tiếp tâm linh là qua ý nghĩ, qua tâm thức hoặc qua linh hồn, chứ không phải là qua lời nói. Vậy nên niệm Phật chỉ cần một ít thời gian hay chỉ cần thành tâm niệm trong đầu là Phật đã nghe thấy rồi, không cần phải suốt ngày cứ ngồi đó mà tụng kinh. Dù có tụng bao nhiêu thì Thần, Phật vẫn chỉ nhìn vào ý nghĩ và hành động của bạn mà thôi...!
    Tĩnh Tâm​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người