Chùa Hà Trung

Thảo luận trong 'Đền chùa Huế'

Tags: Add Tags
  1. VoThuong

    VoThuong Member

    Chùa Hà Trung

    [​IMG]
    Chùa Hà Trung, Phú Vang, Huế

    Địa Điểm: Chùa tọa lạc tại xã Hà Trung, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

    Trụ Trì: Hòa Thượng Thích Chơn Tế.

    Chùa Hà Trung có tên gọi chính thức là chùa Phổ Thành, thuộc làng Hà Trung, nay thuộc xã Vinh Hà, huyện Phú Lộc, cách TP.Huế khoảng 50km.

    Lịch Sử: Tương truyền, vào cuối thế kỷ XVII thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần trị vì ở xứ Đàng Trong có nhà sư người Triều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) tên là Tạ Nguyên Thiều đến Qui Nhơn (1677) lập chùa Thập Tháp Di Đà. Từ Qui Nhơn sư nghe Phật tử đồn đãi Hiền Vương rất mộ đạo Phật nên vài năm sau sư giao chùa Thập Tháp lại cho môn đồ rồi lên đường ra lập chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng nằm dưới chân hòn Thiên (núi Bân) xứ Thuận-Hoá (nay thuộc phường Trường An TP Huề). Công cuộc hoằng pháp của sư được Hiền Vương và các chúa sau đó là Ngãi Vương (Nguyễn Phúc Thái), Minh Vương (Nguyễn Phúc Chu) hết sức quý trọng.

    Qua 20 năm hành đạo gần bên Phủ chúa, tổ được Ngãi Vương và sau đó là Minh Vương ủy thác trở lại Quảng Đông thỉnh kinh, tượng Phật, pháp khí và mời các danh tăng về Thuận Hoá. Trong số tượng Phật thỉnh ở Quảng Đông có tượng Đức Phật Quán Thế Âm bằng đá trắng lớn hơn người thật ngồi chắp tay trên toà sen cũng bằng đá, chạm trổ tinh vi. Tương truyền, tổ thỉnh pho tượng nầy cho Thủ phủ Kim Long, nhưng khi thuyền qua cửa Tư Dung vào vùng phá trước làng Hà Trung thì mắc cạn không đẩy lên được nữa. Tổ nghĩ Đức Phật Quán Thế Âm muốn dừng lại nơi đây nên cho thỉnh tượng lên bờ. Dân làng Hà Trung mừng rỡ kéo nhau ra bờ phá lạy Đức Quán Thế Âm và xin được rước tượng vào làng. Rồi theo chỉ dạy của tổ Nguyên Thiếu, dân làng dựng một ngôi chùa nhỏ mang tên Hà Trung để tôn trí pho tượng. Sau đó không lâu, chúa Nguyễn sắc chỉ cho tổ Nguyên Thiều làm trụ trì chùa Hà Trung, cấp tiền bạc để mở rộng qui mô chùa, xây dựng chùa thành một danh lam của nước Việt.

    Kiến Trúc: Bước vào sân trong chùa là tiền đường và chính điện. Nội thất chính điện thấp, nhỏ, ở giữa thờ Phật, hai bên thờ các vị Bồ tát. Pho tượng Đức Phật Quán Thế Âm đặt trước bàn thờ Phật. Tượng Quán Thế Âm tạc ở tư thế ngồi trên toà sen bằng đá trắng, trải qua thời gian hơn ba trăm năm nay xuống nước biến qua sắc xám.

    [​IMG]
    Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam

    Tượng Đức Quán Thế Âm trong tư thế ngồi xếp bàn trên toà sen, hai tay chắp trước ngực, đầu đội mũ Quan âm, người mặc áo nhật bình, có chiều cao 1m33, hai vai rộng 0m53, chu vi của phần ngồi trên toà sen khoảng 2m38. Toà sen gồm 4 thớt đá cao 1m05. Thớt thứ nhất ở trên hết hình hoa sen chu vi chừng 2m7, ba thớt phía dưới lớn dần và chu vi lần lược đo được 2m85, 2m93 và 3m42. Năm mặt trước, trái, phải của của toà sen khối lục giác chạm hình giao long, một nửa rồng, một nửa đã hoá hoa. Mặt thứ sáu phía sau để trơn.


    [​IMG]
    Chân Tượng Bồ tát Quán Thế Âm

    Pho tượng Đức Phật Quán Thế Âm chùa Hà Trung là một tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Trung Quốc vào đầu đời Thanh. Đó là pho tượng Đức Phật Quán Thế Âm cổ nhất, chạm khắc tinh vi, là hình ảnh Quán Thế Âm đầu tiên xuất hiện ở xứ Đàng Trong. Đây là một báu vật của Phật giáo Xứ Đàng Trong.

    Tuy chỉ là ngột ngôi chùa làng, song chùa Hà Trung thuộc loại "danh lam cổ tự" trong lịch sử Phật giáo xứ Huế.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. halantrang83
    This message by halantrang83 has been removed from public view. Deleted by admin, 11/7/19.
    16/1/18 Show

Chia sẻ bài viết đến mọi người