Nhân sinh vô thường, thiên hạ bao la, là con người sống trên đời phải thấu hiểu những điều sau... Hãy cùng đọc câu chuyện ý nghĩa sau Ngày một tháng Giêng, tại Hàm Đan thuộc nước Triệu có gia đình đang ngồi quây quần bên nhau đón năm mới. Bất chợt một con chim ngói bay vào trong nhà. Người nhà ba chân bốn cẳng tóm con chim lại, con chim kêu gù gù, dáng vẻ vô cùng đáng yêu. Giết nó chăng? Thực không thể nhẫn tâm, lại là ngày mùng một đầu năm, vừa khởi đầu xuân mới, ai nỡ sát hại sinh mệnh bé nhỏ vô tội? Thả ra sao? Tiếc quá mất, khó khăn lắm mới bắt được nó! Nghĩ đi nghĩ lại, đằng nào cũng khó. Cuối cùng nhà nọ quyết định: mang tặng cho Quốc vương Triệu Giản Tử. Triệu Giản Tử rất vui liền ban thưởng hậu hĩnh cho gia đình nọ, sau đó mang con chim ngói thả đi. Có người hỏi tại sao Triệu Giản Tử làm như thế? Triệu Giản Tử trả lời: “Mùng một tháng Giêng phóng sinh, việc làm này thể hiện ân đức của ta với khắp thiên hạ!” Người kia lại hỏi: “Lão bách tính biết nhà vua muốn phóng sinh sẽ tranh nhau đi bắt chim, như thế chim chết sẽ càng nhiều hơn. Nhà vua nếu muốn loài chim được sống thì hãy lập tức ra lệnh cấm bách tính bắt chim. Còn chuyện vừa bắt rồi thả thế này, giữa ân đức và sai trái, không thể bù đắp cho nhau được!” Triệu Giản Tử nói: “Phải lắm, ngươi nói chí phải!” Thế rồi lập tức chiếu cáo thiên hạ: cấm bắt chim. Câu chuyện trên ngắn gọn, giản đơn nhưng lại hàm chứa ý nghĩa nhân sinh rất lớn. Con người khi làm vệc tôt vẫn thường hay cân nhắc tính toán thiệt hơn. Điều này vô tình làm giảm đi phúc báo mà đáng ra họ được hưởng. Dưới đây là 10 điều cần nhớ 1. Người có học không cần nhiều lời 2. Người có trách nhiệm không cần cứng nhắc 3. Người có tài không cần ngạo mạn 4. Người xuất sắc không cần dẫn đầu 5. Người có công không cần vội vàng 6. Người có lý không cần tranh luận 7. Người có tình yêu không cần trở nên đặc biệt 8. Người có thể không cần dựa dẫm 9. Người có phú quý không cần hưởng thụ xa hoa 10. Mọi chuyện gắng hết sức mình, còn lại là tùy duyên. Phong Linh (TH)/Khoevadep