Những nguyên tắc cổ xưa này con người nên nắm chắc để có thể sống lâu sống thọ, an nhàn thanh thản. Cuộc sống này có rất nhiều nỗi khổ, niềm đau do chúng ta tham ái và chấp ngã mà ra. Càng coi trọng bản ngã, càng tham muốn nhiều thì nỗi khổ, niềm đau sẽ có cơ hội phát sinh. Con người càng sân si, càng lắm ưu phiền. Tư tưởng không thoải mái thì cuộc đời bất hạnh. Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ. Hãy nhớ những nguyên tắc dưới đây để cuộc đời có thể an nhàn, sống lâu sống thọ: Học cách quên đi Bất kể việc gì cũng không nên để lại trong tâm, đặt nặng trong đầu. Không nên tính toán với bất kỳ ai; không nên tính toán bất kể việc gì, đừng bao giờ lo sợ được mất; dũng cảm xả đi những thứ không phải là của mình; vui vẻ giúp đỡ người khác; sống một cách vui vẻ tự nhiên! Giữ tâm thanh thản Tâm lý nội tại của bản thân, lúc nào cũng luôn giữ ở trạng thái trống rỗng, trong sáng, quang minh lỗi lạc. Đừng nên để bất cứ việc gì, khắc ghi trong tâm trong đầu; cũng đừng nên để bất cứ việc gì, chiếm giữ ám ảnh trong lòng. Suy nghĩ lạc quan Có lẽ lời khuyên này chỉ là sự lập lại của một nguyên lý xưa cũ mà ai cũng công nhận là đúng: những người có tính lạc quan yêu đời thường sống khỏe và sống lâu hơn những người tối ngày rầu rĩ. Ăn, ngủ tốt Muốn sống thọ cần phải duy trì một chế độ ăn cân bằng, hợp lý và đầy đủ, bí quyết chủ yếu là ăn nhiều rau quả, và chỉ nên ăn no đến 8 phần, để tránh mang lại những gánh nặng không cần thiết cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra cần duy trì một giấc ngủ tốt. Dù bạn bao nhiêu tuổi, nhất định mỗi ngày đều nên ngủ đủ giấc. Mỗi ngày đều có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi, đây chính là một yếu tố quan trọng giúp bạn có sức khỏe và được trường thọ. Hãy thư giãn Điều này vô cùng quan trọng, vì chẳng có gì làm hại cơ thể chúng ta cho bằng sự căng thẳng (stress). Cũng như trái bong bóng bơm bị căng quá sẽ nổ tung, nếu chúng ta bắt cơ thể chịu đựng sự căng thẳng hoài hoài thì sớm muộn cũng đưa tới những hậu quả nghiêm trọng - cụ thể nhất là bộ não bị thoái hóa, dần dần gây ra nguy cơ mắc bệnh lẫn (Alzheimer’s disease). Đó là chưa kể sự căng thẳng còn làm tăng thêm khối lượng chất béo trong cơ thể, làm tăng kí và từ đó gây ra đủ thứ bệnh khác. Một số cuộc nghiên cứu nhắm vào các nhân viên hãng xưởng và văn phòng cho thấy những ai càng bị nhiều stress trong công việc thì càng dễ suy sụp sức khỏe hơn so với bạn đồng nghiệp của họ. Phong Linh (th)/Khoevadep