Bí mật ngôi chùa 'biến đất sét thành tượng đồng'

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Hỏi bất kỳ người dân nào trên phố Tôn Đức Thắng (Sóc Trăng) về chùa Bửu Sơn, họ cũng đều gọi nôm na đó là chùa Đất Sét. Gọi là chùa Đất Sét bởi lẽ hầu hết các vật dụng ở chùa từ tượng phật đến các ngọn nến đều làm bằng đất sét nhưng giống y như tượng đồng.

    Bí quyết làm được điều này rất độc đáo và có chỉ vài người biết. Nhiều phật tử cho rằng, tượng bằng đất sét cũng linh nghiệm chẳng thua kém gì tượng làm bằng các chất liệu khác.

    Đổi chất liệu từ một đêm nằm mộng

    Ông Thích Như Hảo, một thiền sư nổi tiếng ở Sóc Trăng khẳng định: “Tôi đi nhiều nơi, đến thăm rất nhiều ngôi chùa rồi nhưng có lẽ đây là ngôi chùa ấn tượng nhất. Ấn tượng và kỳ lạ từ cách bài tró cho đến lịch sử hình thành chùa lẫn người trụ trì đầu tiên sáng lập nên ngôi chùa này”. Theo ông Hảo, người được xem là sáng lập ra ngôi chùa lạ này là thiền sư Ngô Kim Tòng.
    Ông Hảo khẳng định thực ra chùa này hình thành trên nền tảng của một chiếc am thờ Quan thế âm Bồ Tát rất thiêng. Trước đây chiếc am đó được người dân tấp nập đến làm công quả và cầu khấn. Chiếc am này, thiền sư Ngô Kim Tòng hàng ngày đều miệt mài đến cầu Kinh và tự tu là chính.

    Khi đó ông Tòng là một phật tử có nhiều tố chất lạ lắm, có những bài Kinh, ông chỉ cần nghe qua một lần và có thể thuộc làu ngay được. Ai cũng nể ông vì cái trí nhớ nhanh và siêu phàm ấy. Bởi điều kiện còn khó khăn những tượng đơn sơ trong chiếc am nhỏ chủ yếu tạc bằng các loại gỗ. Sau khi tạc thì làm lễ long trọng rước phật về nhập tượng.

    Theo quan sát thì hiện nay chùa Đất Sét có diện tích khoảng 400 m2 với kiến trúc chân phương cột gỗ, mái tôn. Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là hàng ngàn tượng phật và hình thù được thiết kế hết sức sinh động đều làm bằng đất sét. Bà Nguyễn Như Lan, một người rất tin vào những sự kì diệu từ ngôi chùa này cho biết: Sư Tòng vốn dĩ cực kỳ thông minh và có ý nghĩ hướng phật từ tấm bé. Nhưng sức khỏe của ông chẳng được tốt, cứ nay ốm mai đau.

    [​IMG]

    Bởi vậy nên gia đình gửi ông đi rất nhiều ngôi chùa từ An Giang đến Đồng Tháp để chữa trị và cầu khấn nơi cửa phật. Có lẽ cũng vì thế mà ý nghĩ về sự tu hành ngấm vào ông lúc nào không hay. Đằng đẵng suốt hàng ngàn ngày ngồi thiền định và dùng đủ loại thuốc, sức khỏe ông Tòng ngày càng tiến triển hơn. Sau một đêm trời mưa như trút nước, một mình ông ngồi đọc hết hàng chục ngàn câu kinh Phật và quyết định quay về chùa Bửu Sơn theo nghiệp tu hành trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người thân lẫn bạn bè.

    Khi về tu ở chùa Bửu Sơn, ông Tòng bỗng nhiên xuất hiện một thứ đam mê kỳ lạ là thích tự tay nặn các loại tượng phật từ đơn giản đến tinh xảo, từ nhỏ đến to. Có những đêm ông vừa thức trắng đọc kinh, vừa ngồi nhào nặn đất sét thành các tượng phật. Dù không được học qua một lớp mỹ thuật nào nhưng những bức tượng ông nặn trông giống như thật vậy. Rồi chính từ những đêm nhập tâm tu hành đó, ông nằm mơ thấy Phật Tổ về báo mộng hãy thay thế những bức tượng bằng đất sét cho những bức tượng gỗ. Khi cơn mơ choàng tỉnh, mồ hôi sư Tòng toát ra đầm đìa. Những gì gặp trong giấc mộng ông nhớ rành mạch đến từng chi tiết nhỏ.

    Từ sự báo mộng đó, không lâu sau, sư Ngô Kim Tòng quyết định làm lễ xin thay tất cả các tượng phật bằng gỗ bằng các tượng đất sét. Hầu hết các tượng đất sét đều do chính tay ông nhào nặn. Sau bao đêm thức trắng, ông đã tạo ra hàng ngàn tượng phật lớn nhỏ. Trong đó, các bức tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tất, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã đạt đến độ tinh xảo đến mức các nhà điêu khắc cũng phải trầm trồ khen ngơi. Dù tinh xảo nhưng nhìn những bức tượng vẫn cứ như thiếu điều gì đó.

    Đúng lúc sư Tòng đang băn khoăn thì ông lại nằm mộng thêm đêm nữa. Những ngày sau đó, ông miệt mài tự pha chế ra một loại nhũ để quét lên những bức tượng đất sét đó. Sau khi được quét nhũ, những bước tượng này chẳng khác nào tượng Phật bằng đồng. Nhà điêu khắc Trần Công Phan ngỡ ngàng: “Thật lạ lẫm. Kỹ thuật làm tượng của sư Tòng đạt đến độ thẩm mỹ không thể nào chê vào đâu được. chỉ có thể sờ và gõ vào các bức tượng chúng ta mới có thể nhận diện ra đó là đất sét chứ không phải đồng”.

    Lạ lẫm và huyền bí

    Phật tử Nguyễn Thị Năm thổ lộ: sư Ngô Kim Tòng có đức độ và chân tu cao lắm nên ai cũng tôn kính. Từ ngày ngôi chùa đất sét này được sư Tòng mở rộng và thay đổi chất liệu dường như có sự linh thiêng hẳn. Nó là nơi gửi gắm những ước vọng của người dân sau những ngày lao động mệt mỏi. Phật ở tại tâm nên dù những bức tượng phật chỉ được nặn bằng đất sét nhưng những phật tử ở đây vẫn một lòng tôn kính tuyệt đối tin tưởng vào sự linh thiêng lẫn phổ độ từ những bức tượng đó.

    Không chỉ tỉ mẩn tạo nên các tượng phật mà sư Ngô Kim Tòng còn tạo nên các tác phẩm khác như: tháp Đa Bảo được làm vào năm 1939 lúc ông mới 30 tuổi, cao khoảng 4 mét, được thiết kế hết sức độc đáo. Tháp có 13 tầng mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa có một tượng phật, tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vị phật và 156 con rồng đỡ mái tháp.

    Bà Năm bảo: “cái tháp này đi cả khu vực miền tây không ai có được. cứ mỗi lần có phiền muộn trong lòng, những người dân và phật tử chúng tôi cứ đến bên tháp thắp nhang là mọi muộn phiền như tan đi trong thoáng chốc vậy”.

    Phần dưới chân tháp thờ Đại Thừa Diệu pháp Liên hoa Kinh, tượng trưng cho Ngọc Xá Lợi của Phật. Kế bên là Bảo Tòa Liên Hoa. Bảo tòa có một tòa sen gồm 1000 cánh sen và trong mỗi cánh sen có một vị phật ngồi tọa thiền. Phía dưới đài sen lại có Bát quái Thiên tiên gồm 8 cung, đó là “Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài”, mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu, dưới đài sen và Bát quái lại có Tứ đại Thiên Vương trấn giữ.

    Nhìn vào tháp và đài sen bằng đất sét này, người xem như lạc vào một thế giới với nhiều sự huyền bí. Để có thể từ hai bàn tay không mà nặn lên được những tượng phật giống y như tượng đồng này, sư Ngô Kim Tòng phải chọn đất kỹ lưỡng. Có đất, ông phải đặt ở vị trí thiêng liêng nhất trong chùa để khấn vái tạ ơn thần thổ địa, sau đó phải lấy sạch các tạp chất và rễ cây trong khối đất đó rồi mới tiến hành nhào nặn.

    Đặc biệt trong lúc nhào nặn tâm phải trong và thanh tịnh tuyệt đối. Còn có nhiều bí quyết tạo ra những bức tượng độc đáo này nữa nhưng theo những người dân ở đây, sư Ngô Kim tòng chỉ truyền cho những đệ tử hoặc hậu duệ thân tín nhất mà ông cảm thấy an tâm tuyệt đối.

    Những ngọn nến cháy suốt nhiều ngày tháng
    Bởi sự độc đáo nên giờ đây rất nhiều khách tấp nập đến chùa để tận mắt chiêm ngưỡng những bức tượng đất sét này. Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn bức tượng làm bằng đất sét mà còn được du khách biết đến bởi 04 cặp đèn cầy ( nến ) khổng lồ khá đặc biệt. Những năm cuối đời ông Ngô Kim Tòng không đúc tượng mà tiến hành đúc đèn cầy dựng trong chính điện chùa.

    Theo giải thích của phật tử Nguyễn Hải Chín thì vì sư Ngô Kim Tòng muốn cùng với tư tưởng và tinh thần hướng thiện từ những tượng phật ban tặng và phổ độ xuống, thì ánh sáng từ những cây đèn cầy sẽ dọi lên những quyết định của những phật tử khi đến đây để họ không bao giờ muộn phiền quá lâu hoặc chìm đắm vào con đường lạc lối.

    Theo những người dân quanh chùa thì hai cặp đèn này thắp sáng suốt nhiều tháng mà vẫn không tắt. Chất liệu làm nên ngọn nến cũng thật đặc biệt, sư Ngô Kim Tòng mua sáp bạch lạp – loại sáp nguyên chất không lẫn tạp chất từ thành phố Hồ Chí Minh về, chặt vụn sáp nguyên khối nấu chảy ra rồi mới đúc đèn. Do các đôi đèn này có kích thước quá lớn nên ông Tòng đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn, sáp đổ vào chảo lớn nấu liên tục ngày đêm cho nóng chảy rồi đổ vào ống tôn có chiều cao gần 3 mét, phía ngoài khảm thêm chữ và hổ phạc.

    Trước khi tháp hai cây đèn này lên, sư Ngô Kim Tòng đặt ở vị trí linh thiêng của chùa và đọc kinh cầu khẩn suốt mấy ngày liền. Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ 3 cây nhang (hương) mỗi cây cao 1,5m, nặng 50kg, nếu thắp lên chắc vài năm mới tàn. Phía trên trần nhà của gian thờ có treo một chùm đèn gọi là “Lục Long Đăng” cũng bằng chất liệu đất sét, rất độc đáo và kỳ quái.
    P.V​
     
    Last edited: 20/4/15

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người