Bình thản giữa tiếng khen chê người đời

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    --Người đời thường chấp vào khen chê cho nên khổ !!!

    [​IMG]
    Ngày xưa, chúng tôi có quen một cô nọ là người giỏi giang, học giỏi, có bằng đại học và có nhan sắc mặn mà cũng rất dễ thương. Cô có tiền tài, danh vọng nhưng không thích lấy chồng, chỉ thích nghề gõ đầu trẻ mà thôi.

    Cô sống như vậy cho đến năm 28 tuổi thì bắt đầu nghe bà con cô bác hàng xóm xầm xì bàn tán với nhau: “Ôi, đồ thứ con gái hư, từng tuổi ấy mà không có ai đến rước, chắc cha mẹ cô ta ăn ở thất nhơn ác đức lắm nên bây giờ cô ta mới bị ế chồng như vậy”.

    Thật ra, cô ta được rất nhiều chàng trai ưa thích đến tán tỉnh, nhưng vì cô có tâm nguyện muốn xuất gia tu hành nên đã từ chối hết những lời tỏ tình đó.

    Sau khi nghe mọi người chê bai, chỉ trích như vậy, cô tức quá mới nói: “Tôi sẽ lấy chồng liền cho mọi người coi. Tôi xinh đẹp, duyên dáng thế này mà nói tôi là cái thứ con gái hư. Để chứng minh cho mọi người thấy cha mẹ mình là người có đạo đức, cô lập gia đình rồi kế hoạch hóa không cho có con quá sớm để có thời gian rãnh rỗi mà làm nhiều việc phước thiện.

    Có chồng đã hơn ba năm mà chưa có mụn con nào, bà con hàng xóm bắt đầu bàn tán xì xào: “Đúng là cây độc không trái, gái độc không con”. Ý họ nói cô ta không sinh con được, mà người đời nói phụ nữ ác độc nên không thể sinh con.

    Khi nghe mọi người nói vậy cô tức quá liền bỏ kế hoạch hóa gia đình và bốn năm sau cô sinh được bốn đứa con. Lúc này cô phải đầu tắt mặt tối, vừa đi dạy, vừa chăm lo cho bốn đứa con nên nhan sắc tàn phai, mặt mày xuống cấp, trông cô chẳng khác một bà già đã U50.

    Vì chạy theo lời khen tiếng chê mà hôm nay cô phải chịu khổ đủ điều, nhưng như vậy đâu đã xong xuôi và êm thắm mọi việc. Chồng cô bây giờ lại sinh tật bồ nhí, vợ lớn vợ bé nên lại có chuyện để hàng xóm xôn xao: “Sao chị ngu quá vậy, chị để cho nó lấy chồng mình công khai, phải cạo cái đầu khô của nó ra mới được, tụi tui sẽ phụ cho”.

    Lúc bấy giờ cô mới nói: “Thôi, ổng có vợ bé thì mặc kệ ổng. Tôi vui vẻ, hạnh phúc sống khi thấy các con đều thành đạt là đủ rồi”.

    Thật may, cô vì biết đủ nên sống an ổn, nhẹ nhàng, giữ vững được hạnh phúc gia đình cho đến ngày nay đã gần 60 tuổi, con cái giờ đây đều khôn lớn trưởng thành, có nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Chồng cô qua đời trong cơn bạo bệnh nên bây giờ cô không còn bận bịu vì ai nữa, lúc này mọi người lại đến nói ra nói vào như sau: “Thật tội nghiệp cho chị quá, sao chị ở vậy có một mình, chị hổng thấy buồn hay sao?”

    Chuyện đời là thế đó, quý vị có thấy không?
    Chỉ vì lời khen tiếng chê mà cô bạn của tôi đã bị quay như chong chóng suốt gần 30 năm, nhưng những lời đó có giá trị thật sự hay không. Vậy mà khi nghe ai khen “sao dạo này nhìn chị trắng trẻo, đẹp ra nhiều” dù ta đang đen, lùn, xấu thì mình cũng mừng quýnh mà tin đó là sự thật.

    Một lời khen đúng sẽ giúp ta thăng hoa đạo đức tâm linh, một lời khen sai chỉ làm hại ta rơi vào hố sâu tội lỗi. Do đó, ta không nên khen ai khi thấy họ làm sai.

    Một người nào đó uống rượu như hũ hèm, ngày nào anh ta cũng uống mà chẳng bao giờ thấy say, gặp người như vậy ta không nên khen vì sự tác hại của rượu rất ghê gớm.

    Mỗi khi không làm chủ bản thân họ có thể hành hạ, đánh đập vợ con, hiếp dâm, giết người bừa bãi. Ta cũng không nên chê bai khi thấy người khác làm việc thiện lành, tốt đẹp, bởi chê như vậy vô tình ta làm hại người đó và làm tổn phước cho bản thân.

    Đứng về phương diện thế gian, một tiếng khen nhẹ nhàng, đúng lúc cũng như một liều thuốc bổ giúp ta phục hồi sức khỏe nhanh chóng, làm ta cảm thấy hài lòng, mát dạ. Nhưng nếu lời khen đó không đúng sự thật, chỉ là lời của kẻ nịnh bợ hay gian dối, phĩnh gạt sẽ làm cho ta sinh tâm cống cao ngã mạn mà chuốc lấy khổ đau vì dễ dàng bị người lợi dụng làm chuyện xấu.

    Ta không nên khen để lấy lòng cấp trên, khen để người ta đam mê dính mắc, khen để được lòng mọi người để rồi ác tâm mưu hại hoặc lường gạt của nhau. Khi thấy ai làm một việc ích lợi cho nhiều người thì ta hãy nên thành thật khen tặng, để người đó càng ngày càng làm tốt hơn trong việc chia vui sớt khổ. Khi ta bị người đời khinh thường, coi rẻ, chê bai thì ta đã biết trước kia mình gieo nghiệp ác quá nhiều, thay vì bị đọa địa ngục để trả quả khổ đau, nay đời này ta bị khinh chê nhiều nên tội nghiệp đời trước lần hồi được tiêu diệt theo thời gian.

    Khen đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ kích thích cho người đó thêm sự cố gắng mà làm tốt hơn. Trái lại, việc khen chê không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ làm người đó tự ái mà có thể làm hại lại chính ta. Là người Phật tử chân chính ta phải sống có ý thức trong việc khen chê, phải làm sao cho phù hợp lòng người.

    Thường những người quản lý, các nhà lãnh đạo giỏi, các nhà giáo dục tâm linh thường sử dụng lời khen chê như một công cụ giao tiếp chủ đạo nhằm kích thích đối phương càng cố gắng phục vụ tốt hơn. Lời khen đúng như rót mật vào lòng nên ai không ham, không thích, không khoái sao được. Nó là liều thuốc bổ giúp con người hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
    Tuy nhiên, cũng không thiếu những người quản lý, các nhà lãnh đạo có tiếng tăm khi tiếp xúc với kẻ dưới quyền họ chỉ phê phán, chê bai nhiều hơn khen ngợi. Họ ít quan tâm lắng nghe sự chia sẻ của người khác, do đó dễ đụng chạm tự ái mà sinh ra phiền muộn, khổ đau.

    Khen và chê là hai cặp thăng trầm trong việc đối nhân xử thế. Ai cũng cảm thấy hãnh diện khi được khen và cảm thấy buồn phiền khi bị chê. Những người hay khuyên nhủ, nhắc nhở ta, hay chê trách ta đúng sự thật thì đó là thầy ta. Ta hãy nên biết ơn và cung kính học hỏi người đó. Những ai chê và khen không đúng sự thật tức là kẻ tiểu nhân, kẻ gian dối, dua nịnh, hay khen sai để lấy lòng mình thì ta nên thận trọng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người