Buông bỏ - một cuộc sống mới được tạo ra

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Buông bỏ chính là bí quyết của hạnh phúc, dĩ nhiên đó không phải là buông bỏ trách nhiệm, buông bỏ lương tri, mà chính là buông bỏ những mong cầu khiến cuộc sống chúng ta nặng trĩu.

    [​IMG]

    1. Chìm đắm trong hối hận:
    Sai lầm của những người mắc sai lầm là dành thời gian quá lâu để dằn vặt bản thân và đau khổ vì những gì đã phạm phải.

    2. Chìm đắm trong tiêu cực: Suy nghĩ bi quan và hành động tiêu cực sẽ khóa chặt bạn vào bóng đêm ảm đạm, bạn sẽ không làm nên trò trống gì trong tâm lý như thế này, đây là trạng thái huy hiểm có thể hủy hoại những gì tốt đẹp nhất.

    3. Tự dằn vặt bản thân: Nhiều người tự làm khổ chính bản thân mình vì những chuyện sai lầm. Ban đầu bạn chỉ muốn tự trách mình đề lần sau đừng mắc sai lầm tương tự, tuy nhiên sự trách móc có khi đi quá giới hạn khiến phản tác dụng, và làm bạn mất đi nhuệ khí. Hãy coi bản thân mình là một người cần được đối xử tốt và hòa ái.

    4. Buông bỏ đi định kiến: Định kiến sẽ khiến một người gặp nhiều cay đắng và phẫn uất, nó hạn chế cá nhân bạn tiếp thu cái mới và giao tiếp có ích với những người xung quanh.

    5. Bị ép buộc: Bạn đang làm công việc gì đó chỉ để cho xong bởi vì cảm giác vô lý, không thoải mái hoặc bị ép buộc? Đây là lúc bạn phải thực tâm đánh giá lại tác dụng chính và “tác dụng phụ” của công việc mình đang làm.

    6. Tìm kiếm sự công nhận: Chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm sự công nhận của ai đó. Đây là hành vi hướng ngoại làm cản trở sự tự tin cũng như tính xác thực công việc bạn đang làm.

    7. Sự oán hận: Y học cổ đã tìm thấy sự oán hận thực sự là một loại vật chất, khi khởi tác dụng nó tấn công cơ thể người, và đi thẳng vào tim trước tiên. Khoa học hiện đại cũng đã công nhận điều này và khuyên những người có huyết áp cao không nên tức giận.

    8. “Để mai tính”: Đây là chiến thuật trì hoãn khá hữu hiệu của những ai phá hoại cố gắng làm bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng. Qua năm tháng, đương đầu với nhiều khó khăn, bạn có thể đã hình thành nên tâm lý “trì hoãn” hay “sợ khó” mà không tự phát hiện ra.
    Theo Awaken
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người