Cách dễ nhất để buông bỏ, nhưng bạn có biết buông bỏ gì không?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Cách để đời người an yên, dù có gặp chuyện đau lòng nào cũng sẽ bình yên mà sống đó chính là buông bỏ. Vậy bạn có buông bỏ được không?

    Cuộc sống hằng ngày vốn nhiều áp lực và va đập. Bạn có thể khó tránh khỏi những bất đồng, va chạm trong công việc, sinh hoạt hằng ngày và các mối quan hệ gia đình, công việc. Khi xảy ra tranh cãi, bạn có thể không kiềm chế được và nổi nóng hay nặng lời,... Kết quả là bạn có thể thắng hoặc thua cuộc và làm tổn thương người khác, hay chính bạn cũng bị tổn thương.

    Bạn sẽ thấy đau đớn vì những mặc cảm thua cuộc, yếu thế, tự cho mình là kẻ kém cỏi, cay đắng vì thất bại. Thậm chí nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy ân hận trên chiến thắng. Bởi đằng sau cái gọi là được mất, hơn thua, chiến thắng – thất bại, đó là những xa cách, đổ vỡ vì cái tôi ngạo mạn, cư xử không có trên dưới, thiếu tôn trọng nhau.

    Vậy thì tại sao chúng ta cứ phải cố chiến thắng bằng được, bằng mọi giá? Chỉ cần bạn thay đổi cách ứng xử, giao tiếp, nói những lời tử tế, sống ngay thẳng, ôn nhu... để tâm an, lòng thanh thản. Thế nhưng đâu có dễ để làm được điều này. Vì thế, hãy học cách sống an hòa với mình và với người gần như suốt đời, để lòng được nhẹ nhàng hơn.

    [​IMG]

    Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.

    Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.

    Nhưng hãy hiểu rằng buông xả không có nghĩa là buông bỏ, dẹp hết tất cả để chỉ lo cho bản thân mình. Không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm trong cuộc sống.

    Có câu chuyện như sau

    Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau.

    Đệ tử: Thưa thầy đạo Phật khuyên người ta buông bỏ, cái gì cũng buông, buông bỏ hết mọi thứ đúng không?

    Sư Phụ: “Không đúng.”

    Đệ tử̉: Vậy tại sao thường hay nói buông bỏ tất cả.

    Sư Phụ: “Buông bỏ tất cả để làm gì?”

    Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất e ngại! Cảm giác Phật Pháp khiến người ta có cái nhìn theo xu hướng tiêu cực. Có một vài người hỏi đệ tử: Nếu tất cả đều đặt xuống và buông bỏ hết, vậy tiền từ đâu mà có? Quần áo và thực phẩm từ đâu ra? Đều không lao động làm việc gì hết. Vậy thì thế giới này không phải là sụp đổ rồi sao?

    Sư Phụ: Mọi sự đều buông bỏ hết sẽ dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng sụp đổ.

    Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

    Sư Phụ: “Thay thế và hoán đổi.”

    Đệ tử: Xin thỉnh Sư Phụ minh thị chỉ rõ cho con.

    Sư Phụ: Con có thể khiến người ăn mày cam tâm tình nguyện buông bỏ chấp mê vào những đồng tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

    Đệ tử: Không buông bỏ, họ ôm giữ chặt.

    Sư Phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi về số tiền trong tay người ăn mày không?

    Đệ tử: “Không được.”

    Sư Phụ: Tại sao vậy?

    Đệ tử: “Vì tiền đáng giá hơn.”

    Sư Phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao.

    [​IMG]
    Buông bỏ? Điều gì mới đáng để buông bỏ?

    Đệ tử: “Thế thì được.”

    Sư Phụ: Tại sao?

    Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

    Sư Phụ: “Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta buông bỏ không được là vì không giành được thứ tốt hơn. Khi dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao giết mổ. Dùng bố thí thay cho đòi hỏi, yêu sách con sẽ buông bỏ được tham lam. Dùng tín ngưỡng thay cho trống rỗng con sẽ buông bỏ được lạnh lẽo cô đơn. Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, si mê con sẽ buông bỏ được chấp mê. Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được vọng niệm. Dùng tùy hỷ, hảo tâm thay cho tật đố, con sẽ buông bỏ được ưu phiền. Dùng nhẫn nhục thay cho oán giận, báo oán con sẽ buông bỏ được sân hận, hận thù. Dùng từ ái thay cho tham ái, con sẽ buông bỏ được tâm bệnh. Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi.
    Diệp An (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp
     
    Hải Đăng thích bài này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người