Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh.. Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: “Cho hai phần cơm!”, cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 phần có đồ ăn, phần kia chỉ cần cho ít cơm trắng là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai phần cơm như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền của cậu ko có nhiều, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý. Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai phần cơm nóng hổi. Cậu con trai chuyển phần cơm ngon đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Cha, có cơm rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng phần cơm không về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng đồ ăn, vội vàng bỏ vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội.” Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp đồ cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng ấy từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng đó trả về. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như đồ ăn trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một phần cơm mà biết bao nhiêu là đồ ăn ngon.” Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu đồ ăn tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. ” “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên.” Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa đồ ăn ngon, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm đồ ăn.” Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa này là quà biếu khách hàng. ” Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa đồ ăn, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Câu chuyện tái diễn được mấy năm liền; bẳng đi một thời gian. Người bán hàng và bà chủ quán, không còn nhớ đến cậu con trai đó... Nhiều năm sau, những người trông coi cái quán ấy đều đã dần chống chất tuổi trời cho. Hôm ấy, quán họ tiếp một nam thực khách khá đặc biệt. Ông khách im lặng từ lúc đầu, ông khoát tay và ra dấu im lặng, khi người chạy bàn đến bàn của ông, ân cần hỏi: Thưa ngài dùng chi ạ?... Rồi như bước ra từ chốn xa xâm, thực khách sang trọng nọ vội đứng dậy, cúi mình thật sâu trước mặt người phụ việc của quán ấy. Ông nói như xin lổi: Xin bỏ quá cho tội vô phép của tôi! Chẳng qua là tôi quay về nơi mà cha con chúng tôi đã cùng ngồi ăn, nhiều năm trước ở đây. Xin vui lòng cho biết bà chủ quán năm xưa ... nay còn khỏe? Bà chủ quán ấy ... , đã đứng cạnh bàn của thực khách, cả hai cúi chào nhau thật thấp... Bà đã nhìn ra thực khách nam đặc biệt hôm ấy, của quán nhỏ nhà bà. - Thưa ông là ... cậu trai năm nào cùng đi với cụ ông, người khiếm thị? - Thưa bà, cháu đấy ạ. Họ lại cúi mình chào nhau... Mắt cả hai đỏ hoe..... - Thưa ông, cụ nhà vẫn khỏe ạ? - Bố cháu đã mãn phần mấy năm sau đó. Cháu có dịp đi ngang qua đây, trong một chuyến công tác của cơ quan. Cháu có một thỉnh nguyện ... ...xin gửi bà chủ nhân hậu, người đã âm thầm chăm sóc hai bố con cháu ..., nam thực khách ấy hai tay đưa ra một phong bì dầy ... nói tiếp: Cháu kính xin bà hãy nhận tất cả số tiền nầy, của cháu; và cầu xin bà hãy dọn cho bất kì ai ... cần được giúp, cần được ăn; cháu có gửi số điện thoại của cháu, trong phong bì nầy. Khi nào bà hết số tiền nầy hoặc sắp hết; xin vui lòng cho cháu hay biết; cháu sẽ xin mang tiếp đến... Bà chủ quán nhận tấm lòng vàng ấy, như là hai người đã hiểu nhau từ rất lâu... Họ cúi chào nhau, thật thấp, thất sâu; nhiều lần, rồi mới từ biệt nhau. Lòng nhân ái đã được gieo, đã được nẩy mầm tươi xanh ... ---------- Ước chi mãi mãi là những chuyện thật như thế, chung quanh mỗi chúng ta, trong cuộc đời bon chen, giẩm đạp nhau nầy. (Sưu tầm)