Người nhà không có huyết thống liệu có tình nghĩa chân thành không, trong lúc đối diện sinh tử liệu có thể nhường nhau không? Tuy khó, nhưng không phải không có. Vào đời nhà Hán từng có câu chuyện như thế được sử sách ghi lại. Nhật vật chính trong câu chuyện là cô con gái 13 tuổi của người vợ trước và người vợ kế của quan quản lý địa phận Chu Nha. Sau khi Chu Nha Lệnh qua đời đã để lại cô con gái cùng người vợ kế, ngoài ra còn có bé gái con vợ kế mới 9 tuổi. Thế rồi cả nhà họ mang theo linh cữu Chu Nha Lệnh về quê hương. Chu Nha có nhiều trân châu, vợ sau của Chu Nha Lệnh bình thường hay dùng cái vòng tay trang sức làm bằng 10 viên trân châu. Nhưng luật nhà Hán quy định không được mang theo châu báu qua quan nội, người nào vi phạm sẽ bị tội chết. Để đưa linh cữu chồng về quê, vợ sau của Chu Nha Lệnh phải bỏ cái vòng đi, nhưng không ngờ người con nhỏ của bà lại lén lấy lại cái vòng rồi bỏ vào trong hộp trang điểm của mẹ. Mọi người đi đường vất vả, khó khăn lắm mới chuẩn bị nhập quan, nhưng ngay lúc này lính kiểm tra cửa khẩu lại lục tìm thấy cái vòng trân châu trong hộp trang điểm. Mọi người ai nấy thất sắc, vì mang theo trân châu khi ra khỏi cửa thành là tội chết. Đương lúc viên quan hỏi việc này do ai làm để quy trách nhiệm. Con gái vợ trước của Chu Nha Lệnh lại xông lên trước nói: “Chuyện này do cháu làm”. Viên quan kia hỏi: “Sự việc diễn ra như thế nào?” Đứa bé nói: “Cháu thấy phu nhân vứt cái vòng đi, vì thấy tiếc nên mới lén cho lại vào trong hộp trang sức, phu nhân không hề biết chuyện này”. Trước tình hình nguy cấp, người mẹ kế hỏi, đứa bé nói: “Chiếc vòng này phu nhân đã bỏ đi, con lại lén cho vào trong hộp trang sức, con phải chịu tội”. Người mẹ kế thấy đứa con tội nghiệp liền thưa với viên quan: “Mong đại nhân khoan hãy định tội, cái vòng châu này là của tôi, sau khi chồng tôi không may qua đời, tôi đã bỏ cái vòng này vào trong hộp trang sức. Sau đó vì bận việc tang nên quên lấy ra, đây là tội của tôi”. Vừa nghe mẹ kế nói thế, cô bé lập tức lên tiếng: “Vòng châu này quả thật do cháu lấy”. Mẹ kế nước mắt giàn giụa nói: “Nó nói thế vì lo lắng cho tôi, thực sự việc này là do tôi chịu trách nhiệm”. Cô bé vẫn không nhượng bộ: “Phu nhân thương con là mồ côi nên muốn chịu chết thay cho con, thực sự chuyện này không phải lỗi của phu nhân”. Đến đây cả hai mẹ con đều ôm đầu khóc, mọi người chứng kiến cảnh này ai nấy đều xúc động rơi nước mắt. Mẹ kế và con chồng tranh chết thay cho nhau làm viên quan cảm động, cuối cùng tha cả hai người. Mẹ kế và con chồng tranh chết thay cho nhau làm viên quan cảm động, cuối cùng tha cả hai người. Theo lý, mang theo trân châu vào cửa ải nhất định phải có người chịu tội. Viên quan cửa ải chuẩn bị chấp bút ghi tội trạng nhưng thấy tình cảnh hai mẹ con cũng không khỏi cảm động. Dù ông ta đã giơ bút nhưng không thể ghi gì được, viên phó quan phụ trách phán tội thấy tình cảnh cũng cảm động, lúng túng không biết xử trí thế nào. Thế rồi viên phó quan nói: “Hai mẹ con tình nghĩa như thế, ta làm sao có thể nhẫn tâm định tội được? Làm sao ta biết ai có tội ai không?” Nói xong viên quan kia quẳng cái vòng châu xuống vỡ tan rồi tha cho cả hai người. Chuyện sau này mọi người mới biết, thì ra chính con gái ruột của người mẹ kế kia mới là người bỏ vòng châu vào hộp nữ trang. Sử sách ghi lại câu chuyện này và gọi là “Chu Châu nhị nghĩa”. Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung Tinh Vệ biên dịch