Ta có bình an hay không là do ta có sống tốt với mọi người hay không. Ta có cơm no áo ấm hay không là do ta có hay cứu giúp người khác hay không. Tín Phật nên đi lễ Phật, điều đó là lựa chọn tâm linh riêng của mỗi người. Nhưng Phật giáo đã dạy, tín Phật, lễ Phật có nghĩa là học Phật. Học Phật trước hết là để tu thân sửa mình, và sau đó thực hành để trang nghiêm Phật độ, biến thế giới đầy khổ đau, đói rách này thành cõi an vui, no ấm cho chính bản thân và cho mọi người. Bởi vì “Tự tính Di Đà, duy Tâm Tịnh độ”. Đó là mục đích duy nhất của sự Học Phật. Học Phật là học thái độ, nhân sinh quan, học cách làm người của Phật. Nếu nhân sinh quan hoàn mỹ, không sứt mẻ, không có vấn đề, thì tất không cần học Phật. Mà không cần học, tức là không tín Phật, không tin vào Phật. Nhưng con người vẫn phiền não thống khổ, vẫn miệt mài đi kiếm tìm hạnh phúc và mục đích sống, vẫn hoang mang trước những biến thiên, thay đổi của đời sống thì tín Phật như một cứu cánh tâm hồn, tìm một chỗ dựa để lòng an yên. Nhưng bản chất của việc lễ Phật, tin vào Phật không phải là cầu cúng Phật để mong Phật phù hộ độ trì giải quyết hết những khó khăn, khúc mắc; mà là học Phật, theo Phật tu dưỡng bản thân, tự mình thấu hiểu nhân sinh, thoát khỏi rắc rối. Phật giáo có luật nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, nên cầu cúng có ích lợi chi? Chỉ có tự bản thân mình tạo nghiệp lành, hạnh lành thì mới có kết quả như ý. Học Phật chính là cách học để tạo nhân tốt cho mình. Học Phật là là học lời Phật nói, theo điều Phật làm, tu dưỡng theo điều Phật chỉ bảo. Ví dụ như, Phật dạy từ bi hỉ xả, buông bỏ tham, sân, si, tu nhân tích đức, sống theo những điều ấy thì cần gì phải mâm cao cỗ đầy cầu cúng tiền bạc, của cải, may mắn, bình an. Đừng cảm thấy khó khăn trước những điều mình muốn, chỉ cần nhẫn nại và kiên định nhất định mọi trông gai sẽ vượt được qua. Thói quen là do dung dưỡng mà thành. Ví như một người không có tính nhẫn nại, nhưng sau này, do hoàn cảnh của nơi ở bắt buộc anh ta phải cúi đầu trước hiện thực, nên dần dần cũng khiến anh ta trở thành người có tính nhẫn nại. Do đó chúng ta đừng nên mượn cớ “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” để làm kẻ không có tính nhẫn nại, và cho rằng sự việc mãi mãi cũng là như vậy. Khi tâm ta tốt, tự dưng điều tốt sẽ đến với ta. Phật tại tâm, không cầu cũng đạt. An Yên (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp