CEO Việt sống theo triết lý nhà Phật

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, họ là những doanh nhân đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ ‘Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người’.


    [​IMG]
    Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen: Sống không phải cho mình

    Ông Lê Phước Vũ là một doanh nhân thành đạt, một người có niềm tin phật giáo, dựa vào tinh thần đạo phật để làm kinh doanh. Ông tham gia nhiều công tác từ thiện. Đặc biệt tháng 5/2013 ông đã chi ra hơn 36 tỷ đồng để mời Nick Vujicic đến thuyết trình ở Việt Nam.

    Có hai tính cách đối lập trong con người ông, đó là sự khát khao mãnh liệt của một nhà kinh doanh và đức điềm tĩnh của một nhà sư. Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ ‘Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người’.

    Ông Vũ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bình Định, gặp nhiều khó khăn trên con đường gây dựng sự nghiệp nhưng chính chữ ‘nhẫn’ học từ đạo Phật đã giúp ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng.

    Trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật: phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực – Cộng đồng – Phát triển.

    Triết lý đạo phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của Hoa Sen, bởi ông Vũ là người có niềm tin vào đức phật. Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.

    CEO Trần Anh: Tâm đắc 14 điều răn của phật

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Tuấn Khải, tổng giám đốc công ty cổ phần Sữa Quốc tế: ‘Ở nước ta, đạo Phật đã ăn sâu vào trong tâm trí con người. Người ta làm việc gì cũng nghĩ đến phải ‘để phúc cho con cái’, đó là chính là một quan niệm của đạo Phật, gieo nhân nào thì được quả ấy’.

    Ông Khải cho biết: ‘Trong kinh doanh và trong đời sống gia đình tôi hay tâm niệm triết lý hướng thiện của đạo Phật .Trong cuộc sống gia đình, nếu bố mẹ tốt, làm ăn lương thiện con cái sẽ rất tốt và ngược lại. Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, nếu doanh nghiệp làm ăn có nhiều thủ đoạn thì doanh nghiệp đó không bao giờ thành công và bền vững được’.

    Ông Trần Xuân Kiên, tổng giám đốc công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh: ‘Tôi thấy rất tâm đắc với ‘mười bốn điều răn của phật’. Trong cuộc sống thì tôi thấy cả 14 điều răn này đều rất có ý nghĩa và luôn cố gắng làm theo. Trong kinh doanh, tôi đặc biệt tâm đắc với điều răn thứ nhất của Phật (‘Kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính mình’), khi gặp khó khăn tôi thường đọc điều răn này để tạo động lực cho mình vượt qua. Tôi đã từng cho mua các khung treo điều răn này và treo khắp công ty, để nhân viên khi rảnh rỗi cùng đọc và làm theo các điều răn này’.

    Còn bà Vũ Thị Thuận, tổng giám đốc công ty cổ phần Traphaco thì quan niệm: ‘Tôi nghĩ rằng mình làm điều thiện thì sẽ gặp điều thiện, làm điều tốt thì sẽ gặp điều tốt và việc làm này không chỉ cho mình mà còn cho cả những người thân xung quanh mình và cho cả xã hội. Bản chất của đạo Phật là từ cái tâm và luôn luôn khuyên răn con người phải làm điều thiện, hoà giải mâu thuẫn thay vì xung đột. Ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều người theo đạo Phật, hoặc suy nghĩ theo đạo Phật. Có những người xuất gia nhưng cũng có những người tu tại gia, đó là truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Đạo Phật đã phát huy những giá trị tư tưởng từ thế hệ này đến thế hệ khác’.

    Bà Đoàn Thị Hữu Nghị, tổng giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng cho rằng: ‘Lấy việc làm từ thiện là một hình thức marketing hay PR là hoàn toàn chính xác và tôi ủng hộ suy nghĩ đó. Bởi vì khi một tôn giáo nào nhập thế, cũng tức là dùng một phương tiện để đi đến một mục đích cũng như việc đi qua một con sông thì người ta dùng một con đò, đó là việc hết sức bình thường.

    Tuy nhiên cũng không nên quá lợi dụng con đò đó, lần sau nếu có phương tiện khác thì nên đi phương tiện khác chứ không nên vác con đò đó để đi. Song trước hết việc làm từ thiện của doanh nghiệp phải xuất phát từ cái tâm. Việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp nhằm để tăng lợi nhuận sau đó lại quay trở lại làm từ thiện tiếp, bởi nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không thể tiếp tục hoạt động này.

    Việc doanh nghiệp làm từ thiện tôi hết sức ủng hộ. Đối với bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng vậy. Tuy nhiên có những việc làm từ thiện thì chúng tôi công khai hoá nhưng cũng có những việc làm từ thiện thì không cần phải thông báo với ai biết’.

    Nữ doanh nhân thành đạt: Luôn sám hối mỗi ngày

    [​IMG]
    Doanh nhân Nguyễn Thị Kim Thúy, giám đốc công ty TNHH Đỉnh Vàng, 25 tuổi lấy chồng là người thái và chính chồng chị đã truyền cho chị sự sùng đạo của người thái.

    5 năm theo phái thiền tông, được hòa thượng Thích Thanh Từ đặt cho pháp danh Từ Tâm, chị nói, cuộc sống của chị dường như nhẹ nhàng và thanh thản hơn và nhờ đó công việc cũng suôn sẻ hơn, bao nhiêu nỗi truân chuyên cuộc đời dường như được hóa giải bởi triết lý sống của đạo phật.

    ‘Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng, mà thường lắm chông gai, phản trắc, tôi xem đó là thách thức hơn là khó khăn, và đầu óc luôn phải minh mẫn để xử lý. Nếu như trước đây thường bị hành hạ bởi những cơn đau đầu, trầm uất trong kinh doanh, có lúc uất hận mà thành ra tâm bệnh, thì giờ đây tôi có thể kiềm chế cảm xúc, bình tâm đối phó, lấy nhu thắng cương, kẻ gieo tai ương hà khắc sẽ gặp bão. Đó là luật nhân – quả của đạo Phật’ – chị tâm sự.

    Hàng tuần, chị đều đến thiền viện tập tu, thiền, nghe phật pháp, tụng kinh, tham gia các hoạt động từ thiện của nhà chùa. Sau một ngày làm việc vất vả, chị lại sám hối, tự kiểm điểm lại mình, những gì mình đã làm được và những gì mình còn khuyết thiếu để bổ sung. Chị không ngừng học hỏi từ công việc, từ cuộc sống, từ những người xung quanh…. bằng tâm, trí của Phật để có thể hoàn thiện mình.

    Chủ tịch Thái Hà Books: Còn hơi thở, tôi vẫn thiền

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng không chỉ là một doanh nhân mà còn là một phật tử. Ông chia sẻ: ‘Tôi cũng thích những cái gì đó khác người và tính cũng hay ngang. Ví như, tự nhiên làm doanh nhân tôi lại quyết định xuất gia làm nhà sư sống đích thực với các nhà sư. Lần đầu vào năm 2010 với sư thầy Tenjanya bên Myanma, lần thứ hai lại tại đất phật Ấn Độ và Nepal. Hay chuyện tôi quyết định nhất bộ nhất bái quanh Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật thành đạo) và Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật sinh ra). Hay chuyện đeo bình bát, chân đi đất khất thực (thực chất là ăn xin)’.

    Ông đã tu tập khi mới ngoài 30 tuổi. Ông nghiên cứu về Phật giáo khi còn là sinh viên và đạo phật giúp ông sống thiện, sống tốt, sống có ích, biết cho đi, không những tránh tà dâm mà còn nhắc nhở mọi người sống đức hạnh, không bia rượu mà luôn nhắc mình sống tỉnh thức, không si mê.

    Sáng nào ông cũng ngồi thiền và tụng kinh niệm phật. Đó cũng là cách thư giãn, giải trí của ông mỗi khi căng thẳng hay gặp khó khăn trong công việc. ‘Còn hơi thở là tôi vẫn đọc sách, vẫn thiền, mãi là phật tử’, ông khẳng định.

    Có những điều tưởng chừng là lập dị nhưng với người trong cuộc đó lại là điều vô cùng bình thường. Chỉ vì cá tính, không thích giống người khác, không thích phụ thuộc, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã cho mọi người cái nhìn khác về một doanh nhân – một CEO có cái tâm với nhân viên, tâm với nghiệp, tâm với đời.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. NET4578761
    This message by NET4578761 has been removed from public view. Deleted by admin, 28/7/15.
    28/7/15 Show
  3. NET4578761
    This message by NET4578761 has been removed from public view. Deleted by admin, 28/7/15.
    28/7/15 Show

Chia sẻ bài viết đến mọi người