Có nên giết gia cầm để cúng người thân qua đời?

Thảo luận trong 'Tư vấn phật pháp'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Ngài Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi khuyên dắt chúng sanh cõi Diêm Phù Đề ngay ngày lâm chung phải thận trọng, nhất định không được sát sanh, không được tạo ác duyên.

    [​IMG]
    Như vậy khi con người qua đời rồi, để lo tang sự cho họ phải mời thân bằng quyến thuộc, bạn bè người thân của họ, trong sự gặp gỡ đó, đại đa số là sát sanh ăn thịt, tế bái Quỷ Thần, làm vậy đều là tạo tội. Việc này chúng ta đi bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào cũng đều thấy cả.

    Nếu như chúng ta muốn cầu phước cho người chết mà còn muốn sát hại chúng sanh để cúng tế thì hãy nghĩ cho kỹ lại xem hay là chúng ta nghĩ người mất khi còn sanh tiền tạo chưa đủ nghiệp sát nên cho họ thêm một chút nữa, có phải như vậy không? Hay là sợ bị đọa chưa đủ sâu nên muốn họ xuống sâu thêm một chút nữa, nên làm như vậy có phải không?

    Rất là sai, giả sử đời sau nghĩa là nói người qua đời đã chết rồi mà đã chết rồi thì thuộc về đời sau hoặc đời hiện tại, nghĩa là người đó vẫn chưa chết, nhưng người còn sống là một người thiện, người tốt, bản thân không tạo tội lỗi gì. Bởi do người thân, quyến thuộc sát sanh cúng tế, bái lạy quỷ thần cầu các quỷ quái. Quỷ quái là tà hình, tà đạo. Lúc bệnh nặng, lúc nguy kịch, cầu các loại quỷ thần này đến giúp đỡ chứ không biết rằng những việc mình làm là tạo tội sát sanh cúng tế. Vậy thì sát sanh cúng tế là vì người bệnh đây.

    Thật ra họ vốn cũng có thể sanh vào đường lành, sanh trong trời, người nhưng vì người thân quyến thuộc tạo những tội này cho nên họ phải gánh lấy, họ phải xuống Diêm Vương để biện luận, bỏ lở cơ hội sanh vào đường lành vì việc sát sanh. Đã tắt thở rồi mà còn phải xuống Diêm Vương để luận tội làm lỡ mất thời gian sanh vào đường lành của họ. Còn nếu như chưa tắt thở bạn sẽ thấy họ chịu vô số đau đớn ở trên giường bệnh, thần hồn của họ ở đó mà biện luận.

    Hỏi:

    Người hiện đại không hiểu nghi thức cơ bản của việc lo hậu sự, nên lúc nào cũng mời ban nhạc đến để thổi những ca khúc thịnh hành hoặc mời các vị xuất gia đến tụng kinh niệm Phật, nhưng người nhà lại vui vẻ bàn chuyện thường ngày có phải làm vậy người chết nỗi tâm sân hận không?

    Đáp:

    Việc này không cần phải hỏi, bạn thử suy nghĩ kỹ thì sẽ biết liền. Nếu khi bạn chết rồi người thân quyến thuộc làm như vậy bạn có vui không? Làm như vậy không phải là cách thương nhớ mà dường như họ rất vui, chết rồi thì tốt quá không biết có phải như vậy không? Làm như vậy mất đi tính chất ma tang cổ lệ.

    Hỏi:
    Sau khi cha con qua đời, con làm bài vị thờ ở Chùa, đồng thời làm những việc thiện hồi hướng cho đến nay đã hơn một năm rồi, nhưng người nhà con vẫn còn thấy cha con bị đuổi đánh. Xin hỏi đệ tử phải làm thế nào đây?
    Đáp:
    Bạn phải làm việc thiện hồi hướng cho cha không được gián đoạn, nếu gặp phải tình trạng như vậy, bạn nên cầu tiêu tai cho họ, tiêu tai có nghĩa là đem công đức hồi hướng cho oán thân trái chủ của họ, hy vọng việc bất hòa giữa họ và oán thân trái chủ được hóa giải. Làm như vậy mới đúng. Việc này những người sau này đều có thể làm. Cách làm là phải chuyên tâm, có chuyên mới có thông, có cảm ứng. Chúng ta bỏ ra thời gian một tháng, ngày nào cũng tụng một bộ Kinh Địa Tạng, Duyên vì họ mà tụng, Duyên vì oán thân trái chủ của họ mà tụng, mong rằng đem công đức này hóa giải oán kết của họ.

    Hoặc là ngày nào cũng niệm mười ngàn danh hiệu Phật riêng vì họ. Việc làm này rất có hiệu quả, nếu phát tâm thật sự thì hãy niệm bằng cái tâm chân thành. Tôi tin rằng làm như vậy từ một tháng đến ba tháng sẽ hóa giải được, khi đã hóa giải rồi thì có điềm ứng rất tốt, bạn sẽ nằm mộng thấy cha bạn về cảm ơn bạn, các oán thân trái chủ đến gây chuyện đó sẽ không còn nữa.
    (Trích Pháp sư Tịnh Không khai thị Trợ niệm lúc lâm chung)
    Tĩnh Tâm để sống mãi​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người