Cớ sao thành tâm tín Phật…nhiều người vẫn gặp tai ương?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Chỉ có thành tâm tín Phật con người mới gặp may mắn mà thoát khỏi nhiều kiếp nạn trong cuộc sống, nhưng rất nhiều người ngộ nhận rằng mình thành tâm tín Phật.

    Thờ cúng Phật là tập tục thể hiện tín ngưỡng của con người từ xa xưa, nhưng không phải ai cũng thành tâm tín Phật. Một người có thể xây điện thờ nguy nga, bỏ nhiều tiền vào đồ cúng lễ ngày ngày dập đầu bái Phật, nhưng người đó chưa chắc đã thành tâm tín Phật. Cứ tới ngày Rằm hay mùng Một, người người lũ lượt kéo nhau tới chùa bái Phật, nhìn bề ngoài quả thật rất thành tâm, nhưng chưa hẳn là họ đã thành tâm tín Phật. Lý do đơn giản là vì họ tưởng rằng mình thành tâm tín Phật, nhưng không phải vậy.

    Thành tâm tín Phật không chỉ đơn giản là cách thể hiện ở bề ngoài. Khi một người không tiếc tiền mua lễ vật tới chùa cầu cúng, họ thực chất chỉ đang nghĩ cho bản thân mình thay vì thực sự tín Phật. Họ tới chùa để cầu tiền tài, danh vọng, may mắn cho bản thân và người nhà của mình. Đó là thể hiện những khát khao, mong muốn riêng tư cho bản thân của con người, hòng mong Phật sẽ nghe thấy lời cầu xin của họ mà đáp ứng. Nhưng Phật có thực sự nghe được và đáp ứng nguyện vọng của họ? Nhẽ nào mọi việc lại đơn giản có vậy?

    [​IMG]
    Không phải là vậy. Tín Phật không có nghĩa là dập đầu bái lạy, lễ cao mâm đầy dâng lên cúng bái, đốt thật nhiều nhang khói mới thể hiện sự thành kính…Tín Phật ở đây có nghĩa là phát huy hết Phật tính có trong bản thân con người đó.

    Nhưng Phật giáo đã dạy, tín Phật, lễ Phật có nghĩa là học Phật.

    Học Phật trước hết là để tu thân sửa mình, và sau đó thực hành để trang nghiêm Phật độ, biến thế giới đầy khổ đau, đói rách này thành cõi an vui, no ấm cho chính bản thân và cho mọi người. Bởi vì “Tự tính Di Đà, duy Tâm Tịnh độ”. Đó là mục đích duy nhất của sự Học Phật.

    Học Phật là học thái độ, nhân sinh quan, học cách làm người của Phật. Nếu nhân sinh quan hoàn mỹ, không sứt mẻ, không có vấn đề, thì tất không cần học Phật. Mà không cần học, tức là không tín Phật, không tin vào Phật.

    Nhưng con người vẫn phiền não thống khổ, vẫn miệt mài đi kiếm tìm hạnh phúc và mục đích sống, vẫn hoang mang trước những biến thiên, thay đổi của đời sống thì tín Phật như một cứu cánh tâm hồn, tìm một chỗ dựa để lòng an yên.

    Nhưng bản chất của việc lễ Phật, tin vào Phật không phải là cầu cúng Phật để mong Phật phù hộ độ trì giải quyết hết những khó khăn, khúc mắc; mà là học Phật, theo Phật tu dưỡng bản thân, tự mình thấu hiểu nhân sinh, thoát khỏi rắc rối.

    Phật giáo có luật nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, nên cầu cúng có ích lợi chi? Chỉ có tự bản thân mình tạo nghiệp lành, hạnh lành thì mới có kết quả như ý. Học Phật chính là cách học để tạo nhân tốt cho mình.

    [​IMG]

    Thành tâm tín Phật là từ trong lòng mà làm điều tốt

    Một người quy tụ đầy đủ 3 đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn mới chính là người thành tâm tín Phật. Không cần lễ vật đầy mâm, không cần nhang khói nghi ngút, không cần điện thờ nguy nga, người sống Chân-Thiện-Nhẫn vẫn luôn được các Đấng Tối cao để ý và bảo trợ, bởi họ đã làm theo đúng những gì mà các Ngài mong muốn.

    Ngược lại, một người làm điều xấu như lừa gạt, giáng họa, nhục mạ, ức hiếp người khác, thì chẳng khác gì đem Đức của họ đi cho. Đã mất Đức rồi, họ chắc chắn sẽ gặp nhiều hiểm nguy trong cuộc sống về sau. Khi gặp hoạn nạn, có cầu xin thảm thiết đến mấy, Thần Phật cũng chẳng để tâm.

    Con người qua bao đời luân hồi chuyển kiếp xuống cõi trần tục này, vướng biết bao nhiêu nghiệp lực bởi những điều xấu mà họ từng làm ở các kiếp trước, đó là nguyên nhân khiến họ phải chịu khổ sở, chia lìa, bệnh tật, tai ương…Nhưng nếu con người ấy sớm thức tỉnh mà thành tâm tín Phật, sống đúng theo nguyên lý tối cao của đạo đức là Chân-Thiện-Nhẫn thì chắc chắn họ sẽ tích đại Đức để giải trừ mọi nợ nghiệp đời trước, được Thần Phật bảo hộ.

    Tốt hơn thế, con người sớm giác ngộ để tìm đường tu Chính Pháp mà thoát khổ qua nhiều kiếp luân hồi, vì họ biết rõ kiếp này làm người kiếp sau có thể chỉ là tảng đá hay một loài động vật nào đó, tùy theo an bài của luật Nhân-Quả. Tu Chính Pháplà con đường duy nhất giúp con người gạt bỏ nỗi khổ trần gian, sớm được viên mãn. Đời người ngắn ngủi và bất định, sớm tỉnh mộng mà tu theo Chính Pháp, đó là lựa chọn khôn ngoan nhất dành cho nhân loại.
    Diệp Thảo (t/h)/Khoevadep
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Nguyễn Văn Tín

    Nguyễn Văn Tín New Member

    Nam Mô A Di Đà Phật.
     

Chia sẻ bài viết đến mọi người