Cách tiêu tiền của đại gia bao giờ cũng gây sửng sốt đối với số đông người dân trong xã hội. Có đại gia chi tiền vào siêu xe, nhà lầu, mâm tiệc… nhưng cũng có nhiều đại gia nổi tiếng vì công đức xây chùa chiền. Đại Nam Quốc tự của đại gia Dũng "lò vôi". Xây nhà thờ to nhất làng “tỷ phú” Ông Trần Văn Sen, Chủ tịch công ty sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Sen, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Đại Việt đã bỏ tiền tỷ, mua lại gần 10 ha đất làng Mẹo (Thái Bình) ể xây dựng đền thờ Đức Hoằng Nghị Đại vương. Mặt tiền ngôi nhà thờ họ ở làng "tỷ phú" Thái Bình. Được biết, ngôi làng này được mệnh danh là làng “tỷ phú” ở tỉnh Thái Bình, giá đất ở đây đắt không kém thủ đô Hà Nội, Đây được đánh giá là lăng mộ thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Móng lăng ăn sâu xuống lòng đất 4,2 m, được đổ bê-tông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng, chứa mộ phần của Đức Hoằng Nghị Đại vương. Trên mặt đất, lăng có 3 tầng, 6 mái, cao 41m. Các chi tiết trong mộ khá cầu kỳ, phủ màu vàng và đỏ. Đặc biệt, nơi đây còn có tượng các vua quan đời Trần bằng đồng nguyên chất, ngoài phủ vàng. Trên trần các tầng đều có chữ Phúc. Dũng “lò vôi” và Đại Nam Quốc tự Một doanh nhân khác cũng nổi đình nổi đám không kém là ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) với khu Đại Nam Quốc tự được đầu tư tới 3.000 tỉ đồng. Với 450 ha, khu du lịch là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú... được xây dựng trải dài gần 20 km. Đại Nam Quốc tự lung linh trong đêm. Điều ít người biết về khu du lịch này là công trình hoàn toàn không tốn tiền thiết kế. Ông chủ của Đại Nam đã nghĩ ra phối cảnh, tự hình dung ra bản mẫu và chỉ đạo công việc xây dựng. Thời gian đầu, công trình tiêu tốn của đại gia người Bình Định khoảng 3.000 tỷ đồng, nhưng trong khoảng 2 năm trước lễ khánh thành, có lúc, số tiền mà ông bỏ ra mỗi ngày trung bình lên tới 1 tỷ đồng. Nhà thờ 50 tỷ dùng toàn gỗ quý Cũng sẵn sàng xây lăng mộ cho tổ tiên , ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ánh Dương đã tài trợ khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ tại Long Hưng A, Lấp Vò, Đồng Tháp. Khu Nam Phương Đặng Tộc Linh nhìn từ trên cao. Gỗ dùng xây dựng nhà thờ này đa phần là gỗ quý, chủ yếu là gỗ lim. Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ có 1 nhà thờ chính và 1 nhà thờ phụ: “Nam Phương Linh Từ” là nơi thờ các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, người có công với nước, với miền đất phương Nam; “Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ” nhỏ hơn, là nơi thờ phụng tổ tiên dòng tộc họ Đặng. Đại gia kín tiếng đứng sau chùa Bái Đính Bên cạnh đó, đại gia đứng sau công trình chùa Bái Đính là ông Nguyễn Văn Trường, sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế". Một góc thuộc quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình). Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là đại công trường với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng. Các nghệ nhân này sử dụng các vật liệu địa phương để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính. Chùa được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng trong khu vực với những kỷ lục như: tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam (36 tấn). Khu chùa được xem là rộng nhất Việt Nam tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha); hành lang La Hán dài nhất châu Á (gần 3 km); nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh, cao khoảng 2m); giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam (100 cây bồ đề mang về từ Ấn Độ). Một người giàu khác, vốn nổi đình nổi đám trong thời gian qua bởi vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank là ông Trầm Bê, lại có kiểu để đời theo một cách khác. Năm 2004, gia đình ông đã phát tâm phục chế và cải tạo chùa Vàm Ray với tổng chi phí gần 60 tỷ đồng. Ông Trầm Bê là người theo Phật giáo Nam tông Khơ-me. Chùa đặc trưng văn hóa Khơ-me của đại gia Trầm Bê. Gần đây, thiên hạ xôn xao vụ đại gia Trầm Bê khởi công xây dựng một ngôi chùa tại tỉnh Prắc- Huy-Hia, Campuchia, trị giá 600.000 USD. Đây là ngôi chùa thứ 9 mà vị đại gia này bỏ tiền ra xây dựng, cúng dường... Số tiền mà đại gia Trầm Bê đã bỏ ra để xây dựng 9 ngôi chùa có con số hơn trăm tỷ. Cụ thể như sau: Chùa Vàm Ray (60 tỷ), chùa Cà Hom (10 tỷ), chùa Ba Sát (6 tỷ), chùa Bến Có (4 tỷ), chùa Mới (7 tỷ), chùa Phnô Đôn (còn gọi là chùa Cò - 7,5 tỷ), chùa Tà Điêu (6 tỷ)... 7 ngôi chùa vừa kể đều tọa lạc tại tỉnh Trà Vinh, quê hương của đại gia Trầm Bê. Ngoài ra, vị đại gia này còn bỏ ra 6 tỷ để xây một ngôi chùa ở Vũng Liêm, Vĩnh Long. Theo các đại gia, xây chùa không chỉ tạo nên một công trình cho đời mà còn đem lại cảm giác an nhiên, nhẹ nhõm. Bên cạnh các đại gia, một số nghệ sĩ cũng đang dốc tâm lực xây chùa công đức như Hoài Linh, được nhiều người đánh giá cao.