Duyên phận ý trời: Phải trả tiền cho người lấy vợ mình

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    (Duyên phận ý trời) Câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, khi ấy chiến tranh loạn lạc triền miên, dân chúng lầm than, bao gia đình ly tán, vợ xa chồng, con lìa cha mẹ, tan cửa nát nhà, tiếng kêu than khôn xiết.

    Lại nói năm đó, làng Kim Hoa có một người thanh niên tên là Bảo Vụ Sinh. Hai vợ chồng Bảo Vụ Sinh thất lạc nhau trong thời chính, người chồng may mắn nằm trong đống xác chết nên không bị giết chết, nhưng người vợ lại bị quân địch bắt đi, biệt vô âm tích.

    Sau đó, quân địch đổi nơi đóng quân, trú tại Hoa Đình, Bảo Vụ Sinh vì đi tìm vợ, một đường phong trần mệt mỏi tìm đến Hoa Đình, người tìm không được, bản thân lại mệt mỏi đến kiệt sức, đành phải ngồi ủ rũ trước một lữ quán thở dài ngao ngán. Chủ quán bước ra xem có chuyện gì thì thấy một thanh niên mặt mày thanh tú nhưng lại mang nét u sầu rất đáng thương, nên ông mới cùng Bảo Vụ Sinh trò chuyện đôi câu. Bảo vụ sinh đem sự tình của mình ra kể cho chủ quán nghe, chủ cửa hàng cũng thở dài, hỏi anh ta:

    “Anh có biết chữ không?”

    “Có biết!”

    “Anh có biết tính sổ sách không?”

    “Biết! ”

    “Vậy thì tạm thời anh hãy ở lại lữ quán của ta, giúp ta làm ít việc, cũng đổi lấy cơm ăn, lúc rảnh thì lại từ từ mà tìm thê tử, có được không?”

    Bảo vụ sinh nghe xong, cảm thấy đây là cách tốt nhất nên liền trả lời: “Nếu được như vậy thì còn gì bằng”.

    Thế là Bảo Vụ Sinh ở lại lữ quán, làm việc cần cù trung thực, việc làm ăn của lữ quán cũng ngày càng phát đạt, kiếm được rất nhiều tiền, chủ quán hết lòng khen ngợi, định rằng sẽ đem con gái của mình gả cho anh, chỉ là còn chưa mở lời.

    Một ngày nọ, trời vừa tờ mờ sáng, một người khách vội vã ăn cơm, trả tiền xong, gấp gáp vội vàng đi mất. Sau đó, Bảo Vụ Sinh phát hiện ra người khách nọ để quên một cái túi trên bàn bèn mở ra xem xét, thì thấy 50 lượng bạc sáng chói. Liền đem gói kỹ lại một lần nữa, giao cho chủ quán, đợi người mất của quay lại lấy.

    Giữa trưa, người khách nọ quả nhiên lại vội vã quay trở lại, mồ hôi đầm đìa, thở hồng hộc, xông vào lữ quán, tìm tới tìm lui trên mặt đất.

    [​IMG]

    Lời Phật Dạy: Duyên Phận Ý Trời

    Bảo Vụ Sinh bước đến hỏi thăm: “Quan khách, người đang tìm vật gì vậy?”.

    “Ta đang tìm một túi bạc”.

    “Bên trong có bao nhiêu bạc ?”

    “50 lượng”.

    Bảo Vụ Sinh lại hỏi:

    “Số bạc này dùng để làm gì?”

    Người khách lo lắng nói:

    “Ta thật vất vả mới tích cóp được 50 lượng bạc, là muốn tới doanh trại mua một người vợ; mà giờ cứ hết lần này lần khác làm mất số bạc, giờ phải làm sao đây?”.

    Bảo vụ sinh nói:

    “Đừng lo, bạc của anh tôi thay anh nhặt được rồi, cái này giờ trả lại cho anh”.

    Dứt lời, Bảo Vụ Sinh từ trong phòng lấy ra một gói, giao lại ngay tại chỗ, một lượng không thiếu. Người khách hết mực cảm tạ, vô cùng vui mừng cầm gói bạc ra đi.

    Vài ngày sau đó, người khách mất bạc kia hớn hở vui sướng đưa đến 2 tấm thiệp mời, nói với Bảo Vụ Sinh: “Tất cả là nhờ vào anh trả lại bạc cho tôi, giờ việc của tôi xong xuôi rồi, đã định ngày nào đó sẽ kết hôn, lại nói đoạn nhân duyên này, vẫn là nhờ anh ban cho tôi. Giờ đây, vô luận như thế nào cũng muốn mời chủ của anh và anh cùng đến uống chén rượu mừng mới được”.

    Bảo Vụ Sinh liên tục từ chối, nói không dám nhận. Chủ quán lại vui vẻ nói: “Chén rượu mừng này ta rất muốn uống, chỉ là ta gần đây hơi bận, vậy một mình anh đi đi nhé!”.

    Thế là, Bảo Vụ Sinh đúng thời hạn đến dự tiệc. Đây cũng là một gia đình chân thành, người mất bạc sắp đón dâu, cao hứng bừng bừng, cả nhà vội vội vàng vàng bên ngoài, rất náo nhiệt.
    Đến buổi trưa, Bảo Vụ Sinh tản bộ bên bờ sông, gặp một chiếc thuyền đang dần dần hướng đến. Trên thuyền một người con gái khoác lụa hồng đeo lục, quần áo lượt là. Trên bờ mọi người bắt đầu kháo nhau rằng cô dâu đã đến. Bảo Vụ Sinh bất giác hướng mắt nhìn cô dâu đang đến, một thoáng nhìn qua thì ngây ngẩn cả người: “Tân nương tử đó không phải chính là thê tử mà mình tìm kiếm ngày đêm hay sao?”.

    Lúc này, đúng lúc cô dâu cũng nhìn lên bờ, thoáng qua một cái thì nhận ra chồng của mình, thế là hai bên không chịu nỗi khóc lên thành tiếng. Bảo Vụ Sinh khóc ngã trên đồng cỏ; cô dâu khóc ngã vào khoang thuyền.

    Chẳng mấy chốc, thuyền đã cập bến, phải ngênh đón cô dâu lên bờ nhưng cô dâu đã khóc lóc nức nở. Hỏi thì nàng nói: “Tôi vừa mới nhìn thấy một người, dường như là trượng phu của tôi trước đây, thế nên tôi cảm thấy vô cùng bi thương”.

    Lại hỏi người kia hình dáng thế nào, cô dâu nói đến dáng điệu, ăn mặc của Bảo Vụ Sinh kể ra, chú rể nghe xong, chẳng phải giống như ân nhân nhặt bạc trả lại cho mình sao? Thế nên, người này vội vàng chạy ra bờ sông tìm, chỉ thấy Bảo Vụ Sinh nằm sấp trên mặt cỏ cạnh bờ sông khóc lóc nức nở, không đứng dậy nổi. Ba lần bảy lượt hỏi han, anh ta cũng không chịu nói. Sau hỏi đến nóng ruột, Bảo Vụ Sinh mới nói: “Vừa rồi, tôi nhìn thấy một người …”, rồi lại nghẹn ngào không nói được lời nào.

    Chú rể cuối cùng hiểu ra, mới chân thành nói với Bảo Vụ Sinh: “Ta đã hiểu rồi, tân nương tử của ta chính là thê tử của anh. Ngày trước, anh đã nhặt được bạc ta dùng để cưới vợ, vậy bạc này là của anh rồi. Anh đưa bạc cho ta đến chuộc thê tử của anh, đây chính là ông trời muốn ta làm chuyện tốt này. Anh đừng khóc nữa, ta cảm kích ân đức của anh, sẽ đem thê tử trả lại cho anh, xem như là báo đáp”.

    Bảo Vụ Sinh vô cùng khó xử, thê tử của mình, cuối cùng tìm được rồi, đương nhiên là hy vọng đoàn viên rồi., nhưng người ta bỏ ra 50 lượng bạc mua về tân nương tử, giờ lại vô cùng vui sướng mà bày tiệc hỷ sự, điều này khiến anh vô cùng có lỗi với anh ta! Thật sự rất khó xử.

    Chú rể bèn đi mời người chủ quán đến làm chủ sự việc. Chủ quán nghe xong, rất tán dương phẩm hạnh của hai người, vui vẻ nói: “Người trả bạc là nghĩa sĩ, còn người trả vợ, nghĩa khí của anh cũng không kém gì. Để cho anh cưới vợ lại không được vợ, vậy cũng không thể được! Như vậy đi, ta có đứa con gái đã đến tuổi xuất giá; ta đem con gái ta gả cho anh; còn tân nương tử kia, vốn là thê tử của người trả bạc, vậy để cho họ đoàn tụ với nhau”.

    Mọi người nghe xong, đều nói cách này thật là biện pháp vẹn cả đôi đường, lại còn khen ngợi chủ quán cũng là một nghĩa sĩ, cùng với hai nghĩa sĩ kia đúng là “Tam nghĩa sĩ”. Cưới vợ trả vợ, câu chuyện này trở thành giai thoại “Tam nghĩa sĩ” mọi người đều ca tụng.

    Câu chuyện thật tốt đẹp, ấm áp tình người. Giờ đây chúng ta nghe đến đều cảm động không nguôi. Bạn nhìn xem, người trả bạc được đoàn tụ cùng vợ là bởi vì chính thiện tâm phẩm hạnh của mình mà đã nhận được phúc báo! Có người có thể cho rằng đây có phải là câu chuyện vớ vẩn hay không? Ly kỳ không?
    Lời Phật Dạy: Duyên Phận Ý Trời
    Theo SKCĐ - Quà tặng cuộc sống​
     
    Cách ta quên đời thích bài này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người