Có hai thanh niên nghèo khổ là Trần Tứ và Lý Sáu được người trong thôn thuê mang nước ở bờ sông gánh vào trong cái bồn nước lớn ở quảng trường thôn, giá trả cho họ là một tiền một thùng! Một ngày họ phải gánh ít nhất là 100 thùng thì kiếm được một đồng, đây đã là mức thu nhập của một người giàu trong thôn! Trần Tứ tin đây là công việc tốt nhất trên thế giới, vừa thu nhập cao lại được sống thoải mái… Thế là anh ta chăm chỉ làm việc, hai ngày nghỉ cuối tuần thư giãn thong thả, cứ thế qua hai năm sau anh ta có được căn nhà nhỏ và mấy con bò sữa! Nhưng Lý Sáu thì khác, dù lúc trước khi nhận công việc này anh ta cũng rất vui nhưng vẫn không khỏi lo lắng, không biết tuổi già phải làm thế nào? Thế rồi Lý Sáu nghĩ ra cách: Làm một đường ống nước dẫn vào thôn, như thế không những mình không phải gánh nước nữa mà được hưởng thụ bất tận! Nghĩ là làm, Lý Sáu quyết định đào đường dẫn nước, anh khổ công làm việc, ban ngày gánh nước, tối tranh thủ thời gian đào đường dẫn nước, thứ bảy chủ nhật đều không nghỉ mà tiếp tục làm việc. Vì tiền anh kiếm được và thời gian rảnh rỗi đều dành cho đào đường dẫn nước nên sau 5 năm anh vẫn nghèo như xưa. Trần Tứ liền nói với Lý Sáu bằng giọng mỉa mai: “Việc tốt không làm lại tự làm khổ mình!” Lý Sáu cười nói: “Tôi không muốn gánh nước cả đời.” Thế rồi sau một thời gian dài gánh nước, cơ thể Trần Tứ và Lý Sáu đã không còn được như trước nữa! Sau 10 năm, đường dẫn nước của Lý Sáu đã đào xong! Nước ở sông theo đường dẫn chảy ùn ùn vào trong kênh, nước mới được cung ứng liên tục, người trong thôn reo hò, những thôn xung quanh cũng chuyển đến thôn này làm cái thôn không ngừng phát triển. Còn Lý Sáu lúc này cũng không cần phải gánh nước nữa, dù anh ta có làm việc hay không thì nước vẫn không ngừng chảy vào…. Khi ăn, nước vẫn chảy; khi ngủ, nước vẫn chảy; cuối tuần Lý Sáu đi chơi, nước vẫn chảy; nước chảy càng nhiều thì tiền Lý Sáu kiếm được càng nhiều. Còn đường dẫn nước lại khiến Trần Tứ bị mất công việc! Bạn quý mến, bạn đã bao giờ nghĩ sẽ đào cho mình một đường dẫn nước chưa? Theo NTDTV Tinh Vệ biên dịch