Hậu quả tất yếu của các hành động phi đạo đức

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Có những người phải sống trong những khu vực rất khó để tìm thức ăn hoặc nước uống. Trong khi có một số người khác phải sống trong những nơi tói tàn đầy dẫy những gai bụi hoặc ở trên các ngọn núi rất cao với sườn đồi nơi mà rất khó để di chuyển, hoặc sống trong các sa mạc khô hạn cằn cỗi. Mặc dù cuộc sống trong những nơi như vậy là rất khó khăn, nhưng bằng cách nào đó, không có sự lựa chọn, họ phải trãi qua suốt đời mình ở đấy.

    [​IMG]

    Có bốn kết quả của những hành động phi đạo đức hay nghiệp ác. Ví dụ, hành động phi đạo đức của việc sát sanh, gây nên sự chết chóc cho những chúng sanh khác. Một trong bốn kết quả được gọi là kết quả chín muồi: đầu thai vào một trong ba cảnh giới thấp hèn địa ngục, ngạ quỷ hoặc súc sanh. Kết quả thứ hai đối với người đã từng giết chúng sanh khác là mặc dù sau một thời gian dài, như kết quả của một số nghiệp lành được gây tạo trước đây anh ta được sinh ra trong thế giới loàn người, nhưng mạng sống lại ngắn ngủi; anh ta bị người khác giết hại. Đây được gọi là kết quả tương ứng với nguyên nhân trong thực nghiệm. Những gì bạn làm với người khác thì rốt cuộc nó cũng trở lại với bạn.

    Kết quả thứ ba của hành động phi đạo đức sát sanh, sát sanh với ác tâm, là mặc dù sau một thời gian, như kết quả của thiện nghiệp người ấy được sinh ra làm người, nhưng anh ta lại giết những chúng sanh khác. Đây được gọi là kết quả tương ứng với nguyên nhân trong hành động hoặc thói quen. Hành động sát sanh trước đây có xu hướng về việc giết chóc trở lại. Ví dụ, trong đời này, đôi lúc, chúng ta nhận thấy khó khăn để kiểm soát các hành vi bạo động động lực thúc đẩy quen thuộc đó xuất phát từ các hành vi tương tự trước đây.

    Kết quả thứ tư của hành động phi đạo đức sát sanh phải được thực hiện trong vị trí nơi mà một người nhận thấy chính mình; điều này được gọi là kết quả thuộc sở hữu hoặc thuộc về môi trường hoàn cảnh. Sau một vài thời gian, mặc dù người đã từng giết được tái sanh lại làm người, nhưng anh ta bị mất hết tính chất những an vui của mình; những an vui nơi anh ta sống không có thực chất. Cũng vậy, môi trường hoàn cảnh ấy rất nguy hiểm với quá nhiều tranh đấu và cuộc sống trở nên nguy kịch.

    Điều đó cũng giống như các hành động phi đạo đức khác của thân, miệng và ý. Ví dụ, mỗi ngày trên ti vi hoặc trên báo chí, chúng ta nghe thấy tất cả các vấn đề xảy ra trên toàn thế giới. Một số nơi rất ẩm ướt, bùn lầy và ngập lụt; những nơi khác đầy dẫy những đấu tranh đảng phái và bất hòa.

    Ngay cả trên phương diện gia đình, chúng ta vẫn luôn thấy những xung đột giữa cha mẹ hoặc con cái. Một số người chồng có thể chưa bao giờ hòa thuận với vợ của họ, bất kể họ có bao nhiêu người vợ; các mối quan hệ của họ luôn luôn sai lầm, có sự bất hòa cố hữu. Một số người vợ cũng như vậy; bất kể họ có bao nhiêu người chồng, các cuộc hôn nhân của họ chưa bao giờ kết thúc, họ luôn luôn tranh đấu nên họ không hề có hạnh phúc. Một số người luôn luôn bị người khác lạm dụng hoặc chỉ trích; bất kể nơi đâu họ đến, những người khác luôn luôn nói xấu họ, gây ra nhiều khổ đau cho họ. Các tình trạng không đoàn kết hoặc bất hòa này gây nên xung đột trong những mối quan hệ, đặc biệt là kết quả của hành động phi đạo đức trong việc vu không người khác, gây nên bất hòa giữa những người khác.

    Như vậy, có những người khác bất kể họ cố gắng tích lũy của cải vật chất bao nhiêu, bất kể họ có bao nhiêu tiền bạc qua việc kinh doanh thì cũng luôn luôn mất hết những gì họ sở hữu, có thể chưa bao giờ họ nắm bắt được. Bất cứ nơi đâu họ đến, những tài sản của họ luôn luôn bị đánh cắp. Ngay cả khi ở một nơi nào đó mà họ nhiều lần bị cướp mất tài sản, hoặc nếu không mất tài sản của mình, thì họ cũng không có đủ thời gian để hưởng thụ chúng. Các vấn đề như những kết quả này đều xuất phát từ hành động phi đạo đức “trộm cướp” trong những kiếp trước.
    Những người khác, mặc dù có nhà đẹp hoặc sở hữu vật chất tối ưu v.v, nhưng tài sản của họ không tồn tại lâu dài; chúng nhanh chóng khánh kiệt và dể dàng bị tan biến. Có những người khác có thể chưa bao giờ có được những an vui tốt đẹp; bất cứ những gì họ có là luôn luôn trở nên phẩm chất nghèo nàn. Bất kể nổ lực tích cực ra sao, họ vẫn không thể có được điều gì tốt đẹp. Những người khác không thể tìm được việc làm hoặc luôn luôn chuốc lấy thất bại trong công việc của mình. Nhiều thứ giống như vậy xảy ra.

    Có những người phải sống trong những khu vực rất khó để tìm thức ăn hoặc nước uống. Trong khi có một số người khác phải sống trong những nơi tói tàn đầy dẫy những gai bụi hoặc ở trên các ngọn núi rất cao với sườn đồi nơi mà rất khó để di chuyển, hoặc sống trong các sa mạc khô hạn cằn cỗi. Mặc dù cuộc sống trong những nơi như vậy là rất khó khăn, nhưng bằng cách nào đó, không có sự lựa chọn, họ phải trãi qua suốt đời mình ở đấy.

    Có nhiều ví dụ khác có thể được nêu ra, tuy nhiên, tất cả những kinh nghiệm như vậy là kết quả của các hành động phi đạo đức mà đẫ được thể nghiệm trong thế giới loài người, chứ chưa nói đến những kết quả khác khổ đau lớn hơn xuất phát từ sự tái sanh trong các cảnh giới thấp hơn (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

    Trái ngược với mười hành vi phi đạo đức[1] là vâng giữ mười hành vi có đạo đức[2]. Bởi vì trong quá khứ đã thực hiện điều đó, nên hiện tại, chúng ta nhận thấy chính mình ở trong các cảnh giới cao hơn và được nhiều an vui. Bất cứ điều gì nổ lực để đạt đến, chúng ta đều có được. Nếu muốn thức ăn, chúng ta có ngay; nếu muốn áo quần, chúng ta liền có; nếu muốn đến một nơi tuyệt đẹp, chúng ta có thể đi đến đó. Những điều này rất dể dàng đến với chúng ta; cuộc sống của chúng ta trở nên dể dàng. Những điều khác giống như có những cảm giác nguyên vẹn, một cơ thể trông có vẽ đẹp đẽ, một tính cánh tốt, tính kiên nhẫn, sự tôn trọng của người khác và chỉ đạo người khác, nơi mà họ sẳn sàng thực hiện những gì chúng ta khuyên nhũ—tất cả những điều này là các kết quả của nghiệp lành được gây tạo từ trước đây, liên kết với phẩm hạnh đạo đức.

    [1] Mười hành vi phi đạo đức hay còn gọi là 10 ác nghiệp:

    THÂN CÓ 3 NGHIỆP: 1- Sát sanh. 2- Trộm cắp. 3- Tà dâm.

    KHẨU CÓ 4 NGHIỆP: 1- Nói dối .2- Nói hai lưỡi. 3- Nói độc ác. 4- Nói vô ích.

    Ý CÓ 3 NGHIỆP: 1- Tham muốn. 2- Thù oán. 3- Thấy lầm.

    [2] Mười hành vi có đạo đức hay còn gọi là 10 thiện nghiệp:

    THÂN CÓ 3 NGHIỆP: 1.Không sát sanh.2- Không trộm cắp3- Không tà dâm.

    KHẨU CÓ 4 NGHIỆP: 1. hông nói dối 2.Không nói hai lưỡi. 3. Không nói độc ác. 4. Không nói vô ích.

    Ý CÓ 3 NGHIỆP: 1. Không có ý muốn được tài vật của người về làm của mình. 2. Không có thù oán mong làm hại người. 3. Thấy chánh rồi càng thêm tin lẽ chánh ấy.

    Minh Chánh - Vườn hoa Phật giáo
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người