Hộ Niệm: Người Mất Vãng Sanh, Mình Hạnh Phúc

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    “Việc đi hộ niệm cho bạn đồng tu sẽ mang lại nhiều hạnh phúc và lợi lạc cho mình. Đồng thời giúp cho người mất được vãng sinh, về với thế giới Tây phương Cực lạc” – cô Nhàn cười vui nói.

    [​IMG]
    Người mất vãng sinh, mình hạnh phúc

    Gặp gỡ cô Nhàn tại nhà riêng ở xóm chạy thận Bạch Mai (ngõ 93 Lê Thanh Nghị), tôi ngạc nhiên khi trên tầng 2 nhà cô có 1 phòng thờ Phật hết sức gọn gàng và trang nghiêm.

    Cô Nhàn chia sẻ: “Đây là nơi sinh hoạt của đạo tràng. Hàng ngày mọi người vẫn đến đây để cộng tu, tụng Kinh, niệm Phật. Khi nào có tư gia muốn đạo tràng đến hộ niệm thì chúng tôi lại đi”.

    Vấn đề hộ niệm vãng sinh là thể hiện tình cảm trong đạo của nhau vào giờ phút người lâm chung. Bên cạnh đó, đức Phật cũng dạy cận tử nghiệp (thời điểm người bị hấp hối – PV) đóng một vai trò quan trọng trong việc tái sinh của một chúng sinh.

    Cầm trên tay cuốn sách “Những điều cần biết khi lâm chung” của Pháp sư Tịnh Không, cô Nhàn bộc bạch tâm sự: “Năm 2007, lần đầu tiên cô đi hộ niệm cùng đạo tràng Minh Khai ở chùa Hưng Ký. Lần đó có nhiều kỷ niệm vui và xúc động lắm”.

    Cô Nhàn kể là lần đó, có một cụ mất. Cả ban hộ niệm có 16 người đến, chia thành ca, thay phiên nhau niệm Phật trong vòng 14 tiếng. Cứ niệm được 30 phút thì khai thị và lạy sám hối một lần. Chúng tôi niệm Phật mà không thấy đói, không thấy mệt gì cả.

    Càng niệm Phật thì mặt cụ càng hồng hào, thân thể mềm mại và ấm dần lên. Điều này, chứng tỏ cụ đã được sự tiếp dẫn vãng sinh của đức Phật A Di Đà mà vào pháp giới tự tính A Di Đà của chính mình.

    Cả ban hộ niệm ai cũng vui mừng và biết được cụ đã vãng sinh nên niệm Phật thêm 4 tiếng nữa để giúp bà cụ tăng cao phẩm vị. Sau khi hộ niệm hoàn mãn, cả đạo tràng ra về và cô lại đi chạy thận… như thường.

    Nhưng sẽ bị “lúng túng” khi có nhiều oan gia trái chủ

    Vừa dứt lời kể kỷ niệm vui lần đầu tiên cô Nhàn tham gia hộ niệm, mặt cô bắt đầu trầm ngâm và bắt đầu kể một câu chuyện khác cho tôi nghe. Đó là sự lúng túng trong một lần đi hộ niệm.

    Đạo tràng của cô đi hộ niệm cho một người bị bệnh ung thư ở phố Thụy Khuê (Hà Nội) liên tục trong vòng 3 tháng. Đến lúc người ấy mất, rất nhiều người bán hàng ở chợ gần đó đã vào nhà người đó và niệm Phật cùng đạo tràng.

    Lúc đó, tự nhiên có nhiều oan gia trái chủ đã nhập vào con trai người đã mất và có nhiều thoại ứng (hiện tượng – PV) xuất hiện. Trong lúc này cả ban hộ niệm đã lúng túng, không biết xử lý thế nào thì cô đã gọi cho cư sĩ Diệu Thường (TPHCM) là người hay đi khai thị cho người lâm chung.

    Cư sĩ Diệu Thường đã khai thị qua điện thoại và bảo mọi người cứ tiếp tục niệm bốn chữ “A Di Đà Phật”, lúc này cậu con trai kia mới tỉnh trở lại, oan gia trái chủ đã biến mất. Mọi người lại nhất tâm niệm Phật quanh người mất.

    Còn đối với cậu con thì từ lúc đó, cứ thế niệm Phật liên tục trong ba ngày liền cho đến khi bà mẹ đi hỏa thiêu. Điều ngạc nhiên là người mất để suốt 3 ngày liền mà không thấy có mùi hôi gì cả, nhìn họ vẫn hồng hào.

    Người đi hộ niệm phải có tâm thì hộ niệm mới có lợi lạc và năng lượng cao.

    Kể đến đây, cô Nhàn có chia sẻ thêm với tôi về những điều cần thiết nhất của người đi hộ niệm và người được vãng sinh về Tây Phương Cực lạc.
    Theo cô thì những người đi hộ niệm nên ăn chay, điều này thể hiện lòng chân thành, cung kính đối với người mất, công đức này càng lớn hơn. Ngay nơi trợ niệm mà hút thuốc, uống rượu, ăn thịt sẽ không tốt. Làm như vậy là không có tâm cung kính đối với người chết.

    Thêm vào đó lúc hộ niệm, không được đụng chạm hoặc cho người nhà đụng chạm đến người mất, chí ít cũng phải để qua 8 tiếng đồng hồ. Bởi khi thần thức chưa rời khỏi xác họ sẽ khởi tâm sân, tâm sân hận này sẽ kết oán thù với bạn và chính họ sẽ bị đọa vào ba đường ác.

    Đặc biệt, người đi hộ niệm phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh, tâm từ bi. Đừng cầu mong thoại tướng (hình tướng – PV) hay thoaị ứng xuất hiện. Niệm Phật không được chuyên tạm, nếu không có thành ý thì từ trường niệm Phật sẽ không tốt và gây bất lợi cho người mất.

    Còn đối với người mất được vãng sinh thì tuyệt đối phải có ba thứ: Tín (niềm tin có đức Phật A DI ĐÀ tiếp dẫn – PV), Nguyện (nguyện vãng sinh về Tây phương Cực lạc – PV), Hạnh (hằng ngày trì tụng kinh, niệm Phật – PV).

    “Đặc biệt là khi mất phải buông xả hết những thứ của trần tục như tiền bạc, nhà cửa… Như thế mới được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc được” – cô Nhàn hoan hỉ nói.

    Bùi Hiền
    Ảnh trên: Cô Nhàn, người chuyên đi hộ niệm ở Hà Nội​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người