Học cách đối nhân xử thế như thế nào để cả đời được lợi?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Biết nhẫn nhịn, kìm chế, nghĩ về những điều tích cực để đạp đổ khó khăn đeo bám bạn.

    Cuộc sống tất bậc, đôi khi người ta tranh thủ làm việc từ ngày này sang ngày khác nên có nhiều điều dường như bị lãng quên. Nói chuyện vội hơn, sống vội hơn, hơn thua nhau hơn và hành xử tệ hơn. Anh, em cùng Mẹ sinh ra sẵn sàng vì miếng ăn mà đố kỵ, ranh ghét nhau.

    Có lúc ở đâu đó bạn lại nghe thấy một đứa con nghịch tử đối xử tệ bạc với ba, mẹ sinh ra mình, sẵn sàng đeo xiềng xích, hành hạ họ lúc tuổi già khi họ bệnh tật. Có gia đình có rất đông con nhưng không nuôi được ba mẹ lúc xế chiều để họ lên đênh trên sông nước tứ cố vô thân với chiếc ghe củ kỉ bữa đói bữa no, lo được cơm sáng thì lại đói cơm chiều.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Bạn có thấy đau không? Người ta sẵn sàng chi khoản tiền lớn cho một chầu nhậu nhưng lại tính toán với người thân khi chi từng đồng lẻ. Hay người ta có thể vì lời qua tiếng lại mà hành hung nhau,... bức tranh cuộc sống nhiều màu nhưng có lúc trước mắt chúng ta toàn màu tối, làm chúng ta thấy chạnh lòng.

    Đứng trước gam màu tối cuộc sống bạn cần lên án cái không tốt. Phải rèn luyện bản thân hơn, đối xử với người thân, với mọi người như chính mình.

    Lấy bình tĩnh làm kim chỉ nam giúp bạn khắc chế khó khăn, dù có ai hơn thua bạn, bạn cũng không nên đặt nặng điều đó. Xem nhẹ hơn thua ở đời, biết nhẫn nhịn kìm chế hãy nghĩ đến người thân mình, nghĩ về những điều tích cực để đạp đổ khó khăn đeo bám bạn.

    Trong môi trường khắc nghiệt nhất mà bạn có thể nhẫn nhịn, chịu được khổ cực mà người khác không chịu được thì cuộc sống bạn sẽ trở nên tốt hơn. Cẩn trọng từ lời ăn, tiếng nói, trầm tĩnh đối đáp tạo sự tin cậy với người trò chuyện cùng bạn.

    "Lời nói không mất tiền mua" cho nên cần chọn lọc lời lẽ đừng làm tổn thương người khác. Việc bạn không biết chính xác không nên nói và hành động gây ảnh hưởng người khác. Giữa lời nói và hành động cần đi đôi, tránh nói một đằng làm lại một nẽo.

    Có lúc quá cứng nhắc, không linh hoạt trong những thử thách cuộc sống khiến bạn trở nên gặp khuôn khiến người khác sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu bạn có thiện ý khuyên một ai đó thay vì dùng lời hay ý đẹp để khuyên thì có thể dùng một vài mẫu chuyện hài hước nhỏ vừa gây cười vừa ngụ ý nhắc nhở và cảnh tỉnh, hướng một ai đó đến lẽ phải.

    Đạo xử thế không phải là thứ gì đó cao siêu, mà xuất phát từ tâm, từ thiện ý của bạn. Trước tiên hiếu kính bậc cha, mẹ kính trọng người có tuổi, biết yêu thương trẻ nhỏ, gặp những mảnh đời khó khăn, bất hạnh bạn dốc lòng trợ giúp nếu trong khả năng của bạn.

    Học cách lắng nghe khi người khác nói về mình, có lời khen nhưng cũng sẽ có lời chê trách, mĩa mai. Học cách nhẫn nhịn, bình tâm suy nghĩ việc nào nên làm, việc nào không. Rèn luyện được tính cách này giúp bạn chững trạc hơn, bản lĩnh hơn, không bị ngã trước sóng to gió lớn. Chính điều này làm rào cản cho những ai có ý định mĩa mai, chê trách bạn. Bạn nên nhớ không có con đường nào trãi hoa hồng, cho nên cần cố gắng vượt qua.

    Giữ gìn tình hữu nghị với người xung quanh, ít xen vào thị phi không đáng có. Quan tâm gia đình hơn, sống thủy chung học cách thấu hiểu, đồng cam cộng khổ với người đi cùng bạn, vì chính họ là điểm tựa trong cuộc sống này của bạn. Khi giáo dục con cái cần răng dạy, tránh chiều chuộng quá mức nhưng cũng không nên quá nghiêm khắc.

    Công việc mà bạn dự định làm nên giữ lời giữ kẽ, không phải ai cũng tốt ủng hộ bạn. Khi bạn thực hiện được bạn có thể nói ra, nói được làm được mới xây dựng được lòng tin với mọi người.

    Đối nhân xử thế như thế nào do bản thân mỗi người, nhưng cần lấy đạo đức làm nguyên tắc đầu tiên. Dù cuộc sống có vội vã, gam màu tối còn đâu đó nhưng nếu bạn kiên trì thì bạn sẽ nhận được sự kính trọng của mọi người, và hơn hết lòng bạn cảm thấy thanh thản, bình dị.
    Văn Long - Theo Đại Kỷ Nguyên
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người