Kỳ bí pho tượng quý trong ngôi chùa hoang không thể ăn cắp

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Pho tượng Phật Lồi rất quý, bọn trộm liên tục nhòm ngó, nhưng kỳ lạ là chúng không thể “thó” được pho tượng này.

    Kỳ 3 (kỳ cuối): Không thể đánh cắp pho tượng

    Pho tượng Phật Lồi rất quý hiếm, nên bọn trộm liên tục nhòm ngó từ hàng trăm năm qua. Điều kỳ lạ, là không thế lực nào “thó” được pho tượng này. Vụ trộm tượng Phật Lồi của thực dân Pháp hồi đầu thế kỷ 20 vẫn được các cụ già ở Hải Giang (xã đảo Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, Bình Định) kể rõ.

    Hồi đó, thực dân Pháp tiến hành vơ vét cổ vật Chăm ở miền Trung ráo riết đưa về Pháp. Chúng đánh cắp các pho tượng cổ, các pho tượng vàng trong các tháp Chăm. Cứ ở đâu có tượng đẹp, là chúng thu gom đưa lên tàu chở về nước.

    Pho tượng Phật Lồi độc đáo, không có cái thứ hai, cũng nằm trong tầm ngắm của bọn thực dân tham lam. Hồi đó, người dân Hải Giang nhất mực phản đối, nhưng quan quân Pháp với súng ống trong tay, nên không ngăn cản được chúng.

    [​IMG]
    Cụ Trương Long cho rằng, pho tượng Phật Lồi trong chùa Linh Sơn không thể đánh cắp

    Nhưng điều kỳ lạ đã xảy ra, là đám quân Pháp kia dù to cao lực lưỡng, dù khỏe mạnh hơn người Việt rất nhiều, song vẫn không thể khênh nổi pho tượng.

    Sợ hãi quá, bọn quan quân Pháp bỏ lại pho tượng, không đem đi nữa. Nhưng điều đáng sợ, là sau đó thời gian, con tàu chở 80 tấn cổ vật Chăm về Pháp đã đắm ở eo biển Ma-lắc-ca, dìm đoàn thủy thủ cùng vô số cổ vật quý. Đến nay, con tàu đắm ấy vẫn chưa được tìm thấy. Theo các cụ già ở Hải Giang, nhóm trộm cổ vật đưa xuống con tàu ấy có liên quan đến vụ trộm pho tượng Phật Lồi.

    Vụ phá tượng xảy ra vào đầu năm 1945 cũng được cụ Trương Long kể rõ. Hồi đó, ông Kiều Thiên Hậu, một người Chăm sống ở Quy Nhơn, cùng hơn chục người nữa, đã chạy giặc ra tận Hải Giang. Điều lạ lùng, là bọn giặc tàn sát vô số người ở các làng chài, nhưng chúng lại không vào Hải Giang. Phát hiện nhóm người chạy trốn, bọn chúng đuổi theo. Ông Hậu cùng nhóm người chạy đến sườn núi phía trên thôn Hải Giang và trú ngụ phía sau pho tượng.

    [​IMG]
    Liệu đây có phải tượng thần Shiva?

    Toán địch đuổi theo đến nơi, nhưng chúng cứ ngơ ngáo mà không nã súng hoặc bước tiếp. Một lúc sau, chúng rút ra khỏi làng. Lời đồn pho tượng Phật Lồi bảo vệ người dân, đuổi giặc Pháp, khiến chúng bực mình tìm ra Hải Giang. Toán lính hò nhau bốc pho tượng ném ra biển.

    Thế nhưng, lại một lần nữa chuyện lạ xảy đến, đó là mặc dù pho tượng không có chân đế, nhưng chúng nhấc mãi không nổi. Toán lính này điên tiết dùng búa đập phá tượng, nhưng càng kỳ lạ hơn là pho tượng không hề sứt mẻ tí nào. Điều khiến đám lính Pháp hãi hùng, không bao giờ dám đến làng Hải Giang nữa, là vài hôm sau, toán lính phá tượng tự dưng lăn ra chết cả.

    Khi thực dân Pháp không dám động vào tượng Phật Lồi, thì lại đến lượt quân Nhật tổ chức đánh cắp. Lúc sắp rút về nước, đám lính Nhật đóng ở Quy Nhơn biết Hải Giang có tượng quý, nên đã tìm ra đánh cắp. Toán lính này cũng không khiêng nổi tượng.

    Đám quân Nhật đã cho tiền mấy thanh niên ở Hải Giang để họ khênh, nhưng cũng không khênh nổi. Bực mình, toán lính Nhật dùng súng bắn vỡ một bàn tay của pho tượng. Hiện bàn tay ấy đã được phục chế. Mấy người trong làng tham lam nhận tiền của quân Nhật đánh cắp tượng sau đó số phận không ra sao. Người thì đổ bệnh, người chết bất đắc kỳ tử, người mất mạng ngoài chiến trường.

    [​IMG]
    Chùa Linh Sơn

    Cụ Trương Long bảo: “Do “ngài” hiển linh, muốn ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời “ngài” đi nơi khác. “Ngài” đã gắn bó sâu đậm nghĩa tình với người dân nơi đây nên cương quyết ở lại để phù hộ cho làng, cho những người dân nghèo”.

    Sau này, thời kỳ buôn bán đồng đen rầm rộ, đám trộm cắp, con buôn thấy pho tượng này quý, lại có màu đen, nghĩ là tượng đồng đen, nên nhiều lần tổ chức đánh cắp. Năm 1980, một nhóm người từ nơi khác đến trộm tượng. Trong đêm, họ đột nhập vào trong chùa hòng bê tượng đi. Thế nhưng, khi chạm tay vào tượng, thì chẳng hiểu thần hồn nát thần tính thế nào mà tay chân tê cứng, không sao nhúc nhích được. Sợ quá, chúng bỏ chạy tán loạn.

    Năm 1999, một toán trộm đã đột nhập vào chùa lúc nửa đêm để khênh trộm pho tượng. Nhóm trộm này khênh được tượng ra đến sân chùa, thì bỗng dưng không tài nào di chuyển được nữa. Điều kỳ cục là những tên trộm này cũng bất động.

    Sáng ra, người dân lên vãn cảnh, thấy tượng ngồi giữa sân, còn toán trộm kẻ nằm, người ngồi bất động như… tượng. Các cụ trong làng Hải Giang thắp hương, khấn vái một lúc, nhóm trộm này mới trở lại bình thường, rồi lẩn đi mất. Điều lạ là, sau đó, chỉ cần 3 thanh niên trong làng cũng khênh được tượng đặt vào chỗ cũ.

    Lần trộm cuối cùng là năm 2000. Một nhóm thanh niên trong thôn đã bị bọn chuyên trộm cổ vật rủ rê đã tiến hành đánh cắp pho tượng. Bọn chúng phá vỡ cửa chính đột nhập vào chùa. Sau khi không khiêng nổi, chúng dùng búa đập tượng hòng kiếm được vài mẩu… đồng đen. Tuy nhiên, dù đập mạnh thế nào, pho tượng cũng không sứt mẻ. Sau vụ đó, một người trong nhóm bị mất trí nhờ, đến nay vẫn chưa phục hồi.

    Sau nhiều vụ trộm tượng bất thành, từ đó đến nay không có tên trộm nào dám nhòm ngó nữa. Pho tượng quý nằm trong ngôi chùa nhỏ, với cửa nẻo đơn giản, giữa lưng chừng núi không có bóng người, đêm chẳng có ai trông nom, nhưng vẫn vô sự.

    Ông Trương Long: “Ở phía bắc làng Hải Giang có một khối đá nhô ra biển, gần hang Bà Dăng, gọi là Hòn Đá Chữ. Hòn đá giống tấm bia lớn, được ngăn thành hai phần riêng biệt, một bên khắc 3 hàng chữ Chăm, bên còn lại khắc 4 hàng chữ Chăm.

    Một số người đồn rằng, những dòng chữ này chỉ dẫn đến kho báu trong hang Bà Dăng, nên nhiều người đào bới. Theo ông Trương Long, các đời trước truyền lại rằng những dòng chữ trên vách núi và trên lưng tượng Phật Lồi có mối quan hệ với nhau, đều là bùa yểm.

    Pho tượng được phát hiện phía nam của làng, còn các dòng chữ ở phía bắc làng nên có thể là người Chăm dùng nó để trấn yểm, bảo vệ làng Hải Giang. Làng Hải Giang trước kia là khu vực lưu trú của người Chăm. Gần mép biển và trên ngọn núi xung quanh làng Hải Giang có dấu tích của một tường thành cổ được cho là của người Chăm xây dựng.

    Tại các khu vực như Gò Thịnh, Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, Gò Giếng Hời... mỗi khi đào đất lên canh tác có rất nhiều gạch Chăm, bình hũ sành... Những khu vực này mùa mưa thì giữ nước dẫn đến sình lầy, mùa nắng thì khô cằn không thể canh tác được do lớp đất canh tác rất mỏng, phía bên dưới là lớp gạch của người Chăm cổ.

    Làng Hải Giang hiện đã được một công ty xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, nên nay mai sẽ phải chuyển đi hết. Pho tượng Phật Lồi và chùa Linh Sơn vốn là thần hộ mệnh của dân làng Hải Giang, nên chúng tôi mong muốn được di chuyển chùa và pho tượng đi cùng”.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người