Ngôi miếu kỳ lạ này nằm giữa con đường Vũ Trọng Phụng , đoạn trước tòa nhà chung cư 17t2 Trung Hòa Nhân Chính.(thuộc làng Nhân Chính – Thanh Xuân - Hà Nội). Ngôi miếu được cho là thờ thần đa (cạnh miếu là một cây đa to). Nhưng lạ ở chỗ cây đa thì đã có từ lâu, còn ngôi miếu mới được làm khi con đường mở rộng và do ban quan lý công trình xây dựng tòa chung cư lập nên... Dân làng cũng bất ngờ với việc xây miếu Để tìm hiểu về ngôi miếu, chúng tôi tạt vào quán nước đối diện phía sau đền ( chủ quán là một phụ nữ đã luống tuổi, có lẽ bà sẽ cung cấp được nhiều tình tiết thú vị – pv). Nhìn chung đây là ngôi chùa mà người dân đã xây dựng trái phép Nở nụ cười hiền hậu, cô Kiều Giang (bà chủ quán – 64 tuổi – theo tìm hiểu của PV) vừa rót nước vừa giải thích cho câu chuyện mà chúng tôi được nghe về ngôi miếu và ông thần đa : “Cô không phải dân gốc ở đây, nhưng cũng đã sinh sống ở làng này được trên 30 năm rồi, từ khi cất nhà trên mảnh đất này thì cây đa đã hiển diện ở đó rồi. Theo lời các cụ già trong làng ( Làng Nhân Chính – PV) kể lại, vào thời điểm đó cây đa cũng có đến trên 30 tuổi, nếu tính cụ thể đến nay thì cây cũng đã có trên 60 tuổi. Còn ngôi miếu mới được xây gần một năm nay thôi chú ạ(???).Trước kia nơi này là cánh đồng của làm Nhân Chính, đúng là có khá nhiều mồ mả nhưng không phải nghĩa địa hay tập trung gần nhau, mà từ xưa ác cụ đã có thói quen, là khi trong nhà có người mất thì thường mang ra chôn ngay trên ruộng của mình. Ở vị trí của cây đa và tòa chung cư bây giờ (CC 17t2 – Trung hòa nhân Chính) là của xí nghiệp đại tu ôtô Hà Nội ( từ thời bao cấp – theo trí nhớ của cô Giang) Dưới sát gốc đa được dùng làm nhà kho, rồi nơi giới thiệu sản phẩm.Trong thời gian này, có vị giám đốc của xí nghiệp trên đường đi công tác đã gặp tai nan và mất(vị giám đốc là người đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp và được mọi người nể trọng). Tạm biệt cô Giang, chúng tôi tiếp tục hành trình cho lời giải về ngôi miếu được xây ở giữa ngã ba đường… Xác định trái phép, địa phương đùn đẩy trách nhiệm Giải đáp những vấn đề liên quan tới ngôi miếu trên đường Vũ Trọng Phụng, PV đã trao đổi với bà – Đỗ Ngọc Ánh – PCT phụ trách vấn đề văn xã UBND phường Thanh Xuân Trung – Quận Thanh Xuân và được cho biết : “Việc công ty HAPULYCO xây ngôi miếu kể trên là hành động bột phát, hoàn toàn không có sự đồng ý của chính quyền địa phương (thậm chí địa phương không hay biết). Sau khi ngôi miếu “xuất hiện”, đại diện của UBND Phường Thanh Xuân Trung và CA phường đã có buổi gặp gỡ với ban quản lý dự án để giải quyết về việc tự ý xây ngôi miếu, nhưng chưa thống nhất được hướng xử lý chung??? Chắc chắn rằng ngôi miếu này không thuộc về di tích lịch sử văn hóa và không nằm trong hạng mục quản lý vấn đề văn hóa tâm linh hay tín ngưỡng của phường. Ngôi miếu được xây khi HAPULYCO xây tòa chung cư 17t2 và con đường đôi trước tòa nhà, nên nếu muốn tìm hiểu thêm các anh nên sang hỏi bộ phận phụ trách quản lý đô thị,đại diện là đồng chí Hòa- PCT phụ trách kinh tế đô thị (Bà Ánh nói với PV)”. Ngôi chùa năm chiểm trệ ngay giữa đường Đoạn đường này nằm trong dự án của cả khu đô thị, công trình trực thuộc thành phố (một đồng chí tên Đông nói). Vì chưa hoàn thành nên công ty HAPULYCO chưa bàn giao lại việc quản lý cho địa phương. Nhưng đồng chí này cũng khẳng định “việc xây ngôi miếu ở giữa đường hoàn toàn không có sự đồng ý của chính quyền địa phương”. Mặc dù việc xây mới và nới rộng khuôn viên của ngôi miếu ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ quan và trật tự giao thông của khu vực này, những ngày rằm và mùng một (theo lịch âm) lượng người đổ về đây rất đông, họ bày bàn sắp lễ tràn xuống đường và nhiều lần gây ách tắc giao thông tại đây. Chính quyền địa phương nhận thấy việc xây miếu là không phép, nhưng lại không có hướng giải quyết cụ thể và triệt để. Theo mặt văn hóa tâm linh và tự do tín ngưỡng, thì việc lễ bái và sự tồn tại của những ngôi miếu luôn được nhà nước ủng hộ. Nhưng việc tọa ngay ngã ba đường của ngôi miếu này thì sự việc trở nên khác, nhất là do sự tự ý xây và mở rộng ngang nhiên của một công ty. Hình ảnh “Cây đa , giếng nước sân đình” đặc trưng cho làng quê Việt Nam ở đây được HAPULYCO thay bằng ngã ba đường (vì đến dân làng còn không hiểu được sự tồn tại hy hữu của ngôi miếu).