Làm gì khi tham sân si dấy lên?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Trong kinh Pháp cú, có chỉ rõ: Tham – Sân – Si là tam độc, là sự ham muốn thái quá, là một cơn giận, nóng nảy thù hận, không vừa lòng, không như ý muốn, là sự u tối không suy xét theo lẽ phải, hay dỡ tốt xấu.

    Từ một câu chuyện mà tôi được chứng kiến, xin kể ra để tất cả chúng ta cùng chiêm nghiệm:

    Một đợt công tác chuyên ngành, cả đoàn có 10 người cùng tham gia. Trong số đó, người thực sự dồi dào tài chính chỉ có 4, nên việc sinh hoạt ăn uống hầu hết phải dè xẻn. A là người tự giác mở hầu bao chi trước các khoản điểm tâm, ăn trưa, chiều. Mọi việc êm xuôi và tưởng chừng như vui vẻ đến cuối đợt công tác nhưng …

    Khi người A, vội vã đi ra ngoài bỏ quên túi xách, đến tối thì mới phát hiện không có trong phòng nghỉ. Vốn biết sẽ gặp chuyện, nên người A gọi người B đến nói nhỏ và bảo người C giúp tìm, thế nhưng người B lại thông báo cho cả đoàn biết, mọi người nháo nhào và trách cứ người A làm họ mất hứng trong khi đang ăn nhậu.

    [​IMG]

    Sau khi định thần, nguyện cầu Chư Phật gia hộ để trí óc minh mẫn mà tìm lại túi xách, đồ đạc không quan trọng, nhưng có một khoản tiền đang chuyển giúp cho người khác… Người A bổng nhớ lại và nhờ thêm một người bạn cùng đến phòng họp, thì ra là ở dưới góc bàn.

    Trong lúc đó, những người tốt đang bàn bạc, nếu mất túi xách thì người A sẽ rất khó khăn, nên dự tính mỗi người góp nhau vài trăm ngàn để giúp. Thật là một hành động có tính nhân đạo, nếu không có câu chuyện tiếp theo…

    Cuối đợt học, Ban tổ chức cấp tiền bồi dưỡng, mỗi người đều như nhau. Dân gian thường nói: “Muốn biết người đó thế nào hãy để anh ta đối diện với tiền”, đến lúc nhận thì 3 người, ngày thường hay nói câu nhân đạo, giúp đỡ kẻ khác bộc lộ bản chất của mình
    -Tại sao tui không ăn mà lại trừ tiền?

    Mọi người đồng loạt nói:

    -Mình không ăn, không báo cắt cơm, thì làm sao nhà bếp trừ?

    Tỏ vẻ không tin, anh ta hầm hầm đi vào nhà bếp và được trả lời như ban nãy mọi người nói. Thế là anh “mắc cỡ”, tiến đến gần nhóm người trong đoàn một cách nặng nề thấy thật tội nghiệp. Nhưng anh ta vẫn cố lấy lại những gì anh ta nghĩ là của mình anh tiếp tục phẫn nộ và vung tay biểu lộ sự không hài lòng:

    -Tui không ăn 2 buổi, anh D và anh E mỗi người một buổi, trả lại chứ?

    Thật là, buồn cười khi đi ăn uống người A chi tiền hết, thế nhưng 3 người nầy tính kỹ đến 1, 2 dĩa cơm không đáng là bao vẫn phải đòi bằng được. May mà, chưa giúp người A cái khoản mấy trăm nếu không tìm được túi xách.

    Những người còn lại lắc đầu, ngao ngán…

    Thế đó, chỉ mười mấy ngàn thôi cái tham sân si hiện rõ, vậy thì làm sao có được cái mấy trăm ngàn để tỏ lòng giúp đỡ kẻ gặp cảnh khó khăn?

    Cho nên việc thực hiện con đường đi ra khỏi “tham, sân, si” luôn luôn được đức Phật quan tâm và khuyến khích các đệ tử hành trì để từ đó các pháp an lạc được tăng trưởng và các pháp khổ đau được diệt trừ. Chỉ biết mình, không biết người và không khéo hành trì thì không những các khổ đau tăng trưởng mà các thiện pháp cũng bị tiêu trừ. Nếu ta ráng tu tập và trau dồi tâm trí để thoát khỏi vòng phiền não “tham, sân, si” tất nhiên sẽ được hoàn toàn giải thoát.

    Những người nêu trên nếu bình tĩnh lại, để lắng nghe bạn mình nói và mở rộng lòng khi có gì chưa thông, nhẹ nhàng phân giải có lẽ sẽ không xảy ra chuyện đáng tiếc. Với người đã biết đến Phật pháp, biết luật nhân quả thì miệng niệm hồng danh Phật, sau đó nở một nụ cười hóa giải, dẫu bản thân họ đã bị thiệt thòi. Tin rằng Tham – Sân – Si không còn thâm nhập và không còn mảnh đất phát triển đồng thời cũng tâm niệm như những bậc Thầy thường giảng dạy:

    Trước khi nổi giận, bất bình.
    Ngồi nghe hơi thở lặng nhìn tự tâm
    Trước khi cầu nguyện âm thầm,
    Nhủ lòng dung thứ lỗi lầm tha nhân.
    Thiện Tâm
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người