Có một người phụ nữ mỗi lần làm bánh cho gia đình, bà đều làm nhiều hơn một cái và đặt ở cửa sổ để cho người nào đói khát đi qua có thể lấy ăn. Dần dà, bà phát hiện ra, hàng ngày người đến lấy bánh đều là một ông lão gù lưng…. Ông lão gù lưng này, mỗi lần lấy bánh xong không những không cảm ơn mà trước khi rời đi còn tự nói lầm bầm làu bàu một câu: “Làm việc ác – lưu ở bên mình, làm việc thiện – trở về bên mình”. Nhưng người phụ nữ ấy chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Cư như vậy, ngày lại qua ngày, ông lão gù lưng luôn đến trước cửa sổ nhà bà lấy bánh như một lẽ đương nhiên, và đều lầm bầm cùng một câu nói đó rồi đi. Thái độ của ông lão khiến cho người phụ nữ trong lòng có chút nóng giận tấm tức không yên: “Đến cả từ cảm ơn cũng không có!” Đồng thời bà cũng cảm thấy phiền muộn: “cái lão già gù lưng này ngày nào cũng nói mãi một câu nói đó, ông ta rốt cuộc là có ý nghĩa gì?” Ảnh NTDTV Một ngày kia bà quyết tâm trừ bỏ ông lão. “Xem ra ta phải triệt để trừ bỏ ông lão này mới được…” — thử đoán xem bà sẽ làm cái gì? – bà cứ yên nhiên cho thuốc độc vào trong cái bánh mì! Ngay khi bà cầm chiếc bánh mì chứa độc để chuẩn bị đặt lên cửa sổ, tay bà bắt đầu sợ run bắn lên. “Mình đây đang làm cái gì thế này?” Bà đột nhiên giật mình tỉnh thức, lập tức ném ổ bánh mì vào trong lửa thiêu bỏ nó đi, rồi làm lại một cái bánh mì mới ngon thơm như thường lệ. Và đặt ngay nơi cửa sổ. Ông lão gù lưng lại đến và lấy đi chiếc bánh như những ngày trước, và như mọi lần đều rên rỉ lầm bầm câu nói “Làm việc ác – lưu ở bên mình, làm việc thiện – trở về bên mình.” Ngữ điệu của ông thật khoan khoái, ông hoàn toàn không ý thức được rằng tâm trí người phụ nữ đang vùng vẫy gượng dậy trong sức mạnh lớn lao của thiện tâm. Kỳ thực mỗi lần khi người phụ nữ cầm chiếc bánh mì đặt nơi cửa sổ, bà đều dâng lên một tâm nguyện cầu phúc cho đứa con trai của bà đang mưu sinh nơi phương xa. Người con trai của bà sau khi đi làm ăn xa đã mấy tháng nay mà vẫn bặt vô âm tín không hề có tin tức gì về nhà, với tâm lo lắng của người phụ nữ, bà cầu nguyện mong đứa con trai có thể bình an sớm trở về nhà. Không ngờ rằng vào đúng buổi tối hôm đó, bà nghe thấytiếng gõ gõ cửa. Khi mở cửa bà nghi hoặc hồi hộp trong mong đợi, và đó đúng là con trai bà đã trở về rồi. Anh ta giờ đã trở lên gầy gò, quần áo rách dưới, đói đến lả người đứng cũng không nổi. Người phụ nữ vội vàng lấy đồ ăn cho đứa con trai. Người con trai nói: “Mẹ, con có thể đứng được ở đây đã là một kỳ tích. Lúc còn cách nhà một đoạn xa, con đã đói lả người đến nỗi đứng không vững, ngã khụy xuống ven đường. Lúc này, có một ông lão gù lưng ngang qua đường, con đã cầu xin ông ấy cho con chút gì đó có thể ăn được, dù là chút thức ăn mạt vụn cũng tốt. Nhưng mà ông đã đưa nguyên cả chiếc bánh mì thơm ngon cho con đấy! Ông ấy lại còn nói rằng: “Đây là đồ ăn hàng ngày của ta, hôm nay ta nhường nó cho cháu, bởi vì cháu cần nó hơn!” Nghe đến đây, sắc mặt người phụ nữ trắng bệch khi nghĩ đến cái bánh mì bà đã bỏ thuốc độc buổi sáng… Nếu bà không quẳng chiếc bánh mì độc đó vào lửa thiêu bỏ đi, vậy thì người ăn hết cái bánh đó chính là con trai của chính bà! Bà dựa người vào cửa để giữ cho thân mình khỏi phải té xỉu. Tới bây giờ, cuối cùng bà đã hiểu rõ hàm nghĩa đích thực của câu nói mà hàng ngày ông lão lưng gù kia vẫn nói. “Làm việc ác – lưu ở bên mình, làm việc thiện – trở về bên mình.”— đừng tưởng làm việc xấu là làm trên thân thể người khác, kỳ thực không chỉ lưu lại danh tiếng ác sẽ bám theo mình mà còn làm hại chính mình. Làm việc thiện tuy là vì người khác mà làm, nhưng mà khi chính chúng ta gặp khó khăn, người khác sẽ vì cảm phục nhớ đến chúng ta trước đây mà đến giúp đỡ trợ giúp. Giúp người đồng thời cũng chính là trợ giúp cho tương lai “không được trợ giúp”của mình, hại người khác đồng thời cũng chính là nguyên nhân gốc rễ hại tương lai của chính mình ngày sau bị chôn vùi. Theo Việt Đại Kỷ Nguyên