Người biết nhẫn nhịn, biết chịu thiệt là người nhận được phúc báo sau này. Hãy cũng đọc câu chuyện dưới đây Vào triều đại nhà Minh, có một thư sinh tên là Ngô Tử Điềm. Ngô Tử Điềm mồ côi mẹ từ rất sớm, cha cậu cưới vợ hai. Mẹ kế của Tử Điểm rất bất công, bà chỉ đối xử tốt với người con ruột của mình, còn đối với Tử Điềm thì lại rất không tốt. Dần dần trong lòng Tử Điềm có chút bất bình thậm chí oán giận mẹ kế. Sau này, khi Tử Điềm cưới vợ, mẹ kế cũng không đối xử tốt với vợ của anh ta. Trong lòng Tử Điềm thầm nghĩ: “Thật là bất công, mình không thể chịu đựng thêm được nữa, phải đi tìm mẹ kế nói cho ra lẽ mới được.” Thế là Tử Điềm bèn đi tìm mẹ kế nói chuyện. Nhưng lại bị vợ bắt gặp, vợ anh ta khuyên can rằng: “Chúng ta là con nên chịu nhịn một chút. Sau này, khi cha của Tử Điềm qua đời. Ông có để lại ruộng đất và tiền bạc. Mẹ kế của Tử Điềm chỉ chia cho hai vợ chồng Tử Điềm một số đất ít ỏi còn hai mẹ con bà nhận hết phần tiền và phần lớn ruộng đất. Lần này, Tử Điềm quyết không nhẫn nhịn nữa mà lập tức đi tìm mẹ kế để đòi sự công bằng. Nhưng vợ biết được và ngăn cản lại. Người vợ còn nói rằng: “Có hại chịu thiệt là phúc! Hơn nữa, chúng ta cần phải hiểu, đã là thứ của chúng ta thì có chạy cũng không chạy thoát, đâu có cái nào cứ tranh là được? Càng tranh giành, phúc báo càng bị hao tổn.” Quả nhiên, không lâu sau vì người con riêng của mẹ kế và cha Tử Điềm có thói quen đam mê cờ bạc, nên toàn bộ tài sản đã nhanh chóng tiêu tan. Hai mẹ con người mẹ kế này phải đi ra đường xin ăn. Nếu là người bình thường ở vào hoàn cảnh giống như Tử Điềm, chắc hẳn sẽ có người hả hê mà nghĩ: “Đúng là trời xanh có mắt!” Nhưng vợ của Tử Điềm đúng là người hiểu lẽ đạo lý. Cô khuyên bảo chồng đi tìm và đón mẹ kế cùng người em về nhà. Sau khi đón mẹ kế và em chồng trở về nhà, hai vợ chồng Tử Điềm cùng giúp người em này bỏ thói quen cờ bạc, khiến hai người họ vô cùng cảm động. Thế là từ đó trở đi, cả gia đình cùng nhau sống cuộc sống vui vẻ, chan hòa. Về sau, hai vợ chồng Tử Điềm sinh được ba người con trai và cả ba người này sau khi trưởng thành đều thi đậu tiến sĩ. Quả là phúc báo cho những việc làm lương thiện của vợ chồng anh ta. Ba người con, từ nhỏ đã được mẹ giáo dưỡng lại được tận mắt chứng kiến cách đối nhân xử thế của mẹ nên trong cuộc sống sau này luôn được mọi người kính trọng, gia đình hạnh phúc. Ảnh minh họa Là người Phật tử biết học Phật, tu Phật thì nên tập mở rộng tình thương. Ai khổ, ai đói thì chúng ta thương, không vì bản ngã, không đợi người giúp mình, mình mới thương lại. Đó là tình thương của lòng từ bi. Còn vì mình thì chưa phải từ bi. Nên hiểu cho tường tận, chớ thương người này, thương người kia rồi cho đó là từ bi thì không thể được. Bởi từ bi hệ trọng như vậy nên người Phật tử bước chân vào đạo phải tập mở rộng lòng thương mọi người. Đó là tập tâm từ bi. Có tâm từ bi rồi thì chúng ta tu mới có thể tiến được. Còn chưa có từ bi thì không thể nào chúng ta tiến được trên đường tu. Tại sao từ bi phải đi đôi với nhẫn nhục? Như ở thế gian có người con hiếu thảo, thương cha mẹ nhưng gia cảnh nghèo làm không đủ ăn. Bấy giờ Giám đốc một xí nghiệp nhận vào làm, trong xí nghiệp anh ta bị rầy, bị quở nhiều thứ, xúc chạm tới tự ái. Nhưng vì thương cha mẹ thiếu thốn nên vẫn chịu đựng, nhịn nhục làm có tiền để nuôi cha mẹ. Do đó phải ẩn nhẫn, cực khổ, nhục nhã chớ không dám bỏ việc. Như vậy tình thương giúp cho chúng ta có sức chịu đựng, sức nhẫn nại. Đó gọi là nhẫn nhục. Nếu chúng ta không thương cha mẹ thì khi gặp cảnh bị rầy la, khinh bạc liền bỏ quách, cần gì phải làm, chỗ này không được kiếm chỗ khác. Nhưng vì thương cha mẹ cho nên nhẫn chịu mọi sự phiền hà, xúc phạm. Đó là vì tình thương mà phải nhẫn nhục. Người biết cách chịu thiệt, không phải người ngốc nghếch, mà là người biết khiêm nhu đúng chỗ đúng lúc, người khác thiếu nợ mình, ông trời ắt sẽ trả lại. Phong Linh (TH)/Theo Khỏe & Đẹp