Người tính không bằng trời tính – tất cả đã là do số phận sắp đặt

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Người tin theo truyền thống có ông trời tạo ra, cuộc đời của ta do trời sắp đặt, mọi sự thăng trầm nên hư thành bại đều do trời quyết định, con người không có khả năng và quyền lực gì cả, cuối cùng chấp nhận số phận đã an bài.

    Nhiều người tưởng rằng chỉ cần sở hữu trí tuệ, có điều kiện tốt và một kế hoạch hoàn hảo sẽ đảm bảo tương lai tươi sáng cho bản thân, con cái hoặc người nhà nói chung. Tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ của người trần mắt thịt, bởi vì “Nhân định” sẽ không bao giờ “thắng Thiên” do vạn sự thành bại, tốt xấu đều phụ thuộc và Đức và Nghiệp của mỗi cá nhân.

    Theo như cách hiểu thông thường, số mệnh là cái gì có sẵn do thế lực vô hình hay do Thượng đế áp đặt mà con người phải cúi đầu gánh chịu, không thể hiểu được và cũng không thể thay đổi định mệnh ấy.

    Đối với vấn đề định mệnh hay số mệnh của con người, lý giải của Phật giáo không giống như cách nghĩ nói trên; vì nếu định mệnh không thể thay đổi thì chắc chắn chúng ta không thể nào tu hành, cải thiện cuộc sống của chúng ta thăng hoa cho đến đỉnh cao là bậc toàn giác như Đức Phật.

    [​IMG]
    Làm điều tốt sẽ được báo đáp...
    Trên thực tế, những điều không may xảy đến cho con người ngoài ý muốn của họ, hoặc điều tốt đẹp mà người được hưởng cũng không do họ tính toán được, thì theo Phật giáo, định mệnh ấy vẫn thật có. Nhưng cái định mệnh, số mệnh ấy không nằm trong bàn tay quyết định của vị thần linh nào khác, mà nó tuỳ thuộc ở hành động và ý tưởng của chính người ấy, thường được gọi là nghiệp. Có lẽ khẳng định rằng số mệnh là hình bóng của nghiệp, số mệnh tốt hay xấu tuỳ theo nghiệp tốt hay xấu. Chính vì vậy, đạo Phật thường khuyên chúng ta tu để chuyển nghiệp, tức thay đổi số mệnh.

    Thật vậy, nếu hiểu số mệnh là cái tốt hoặc xấu vĩnh viễn dành cho một người thì không ai có khả năng thay đổi. Nhưng lý giải theo căn bản chuyển nghiệp, chúng ta có thể thay đổi được số mệnh của chính mình. Nếu nghiệp nhẹ, chúng ta có thể thay đổi số mệnh ấy ngay trong đời này. Trường hợp túc nghiệp của chúng ta quá nặng, tất yếu phải đời sau hay nhiều đời sau nữa mới đổi được. Ví dụ phải mang những dị tật bẩm sinh trong hiện đời, dù có cố gắng mấy, hình tướng bất toàn ấy cũng không thể thay đổi hoàn toàn, trở thành bình thường trong hiện đời.

    Đức Phật dạy rằng nhìn số mệnh của chúng ta trong đời này sẽ suy ra được nghiệp nhân đời trước của mình. Nếu nghiệp nhân đời trước hay tiền nghiệp tội lỗi đã tạo, kết quả dẫn đến hiện nghiệp không tốt, chẳng hạn như đời này phải gánh chịu số phận đói khát, nhục nhã của người dân một nước bị nô lệ, lạc hậu hoặc phải sanh vào gia đình thật nghèo khổ, không đủ cơm ăn áo mặc sống lang thang…

    Có chuyện kể rằng:

    Trịnh Châu, Hà Nam thời nhà Thanh có gia đình phú hộ giàu có, của nả ăn mấy đời không hết. Phú hộ họ Vương có duy nhất quý tử nên cưng chiều, đầu tư cho học hành, mời thầy tốt nhất về dạy văn võ song toàn, những mong ngày nào đó công thành danh toại đỗ đạt cao làm quan to trong triều. Không phụ lòng cha mẹ, quý tử chăm chỉ đèn sách rèn luyện nên thành tích rất tốt, khiến cả gia tộc đều rất hài lòng.

    Tới ngày chuẩn bị lên kinh ứng thí, phú hộ mở tiệc lớn đãi mừng cả làng, ai ai cũng tới chúc tụng công tử con nhà giàu sớm đỗ đầu bảng làm quan to vinh danh cả họ.

    Trong số khách mời có pháp sư được cho là rất giỏi kinh dịch, xem tử vi và thông tường địa lý. Đó là bởi Vương phú hộ mời riêng pháp sư tới chỉ giáo, xem làm sao để quý tử đỗ đạt cao rạng danh tổ tông. Pháp sư tuy nhiên lại tỏ vẻ trầm ngâm, khiến phú hộ lo lắng: “Ngài thấy con trai tôi có thể rạng danh tổ tông hay không? Tôi đã an bài tất cả những gì tốt nhất cho con mình, chắc chắn sẽ thành công, phải vậy không?”.

    [​IMG]
    Làm điều xấu chính là hại chính mình
    Pháp sư đáp rằng: “Tôi không nghĩ như vậy. Xét theo số mệnh của công tử, do nghiệp tiền kiếp liên quan đến sát sinh nên kiếp này khó mà bền thọ, cách duy nhất là cho tu Chính Pháp may ra mới thoát khỏi họa sắp tới gần”.

    Họ Vương nghe vậy cảm thấy rất bất bình: “Sao lại có chuyện đó? Tôi đã thu xếp những gì tốt nhất cho con tôi, tiền bạc của nả nhà tôi không thiếu. Con tôi lên kinh dự thi có gia nhân theo hầu, người nào cũng giỏi võ, nó lại học hành tốt như vậy. Không thể có chuyện khác được. Ngài hãy xem kỹ lại đi, hoặc có cách nào lập đàn cầu xin cúng tế, tốn bao nhiêu tôi cũng sẵn lòng, miễn con tôi công thành danh toại”.

    Pháp sư lắc đầu: “Mọi việc đều đã định sẵn, số kiếp của công tử không thể thay đổi bằng những thứ đó. Hãy sớm cho công tử tu theo Chính Đạo, may ra mới trừ bỏ hết nợ nghiệp. Công danh tiền tài sẽ không thể bền, tôi khuyên ngài như vậy”.

    Phú hộ không nghe, tỏ thái độ tức giận và quyết định mời một pháp sư khác về lập đàn cúng cầu, xin phù hộ cho con trai bình an, ứng thí thành công.

    Công tử họ Vương lên kinh thành ứng thí, quả nhiên đỗ đầu bảng, Vương phú hộ vui mừng khôn xiết, cười nhạo những gì Pháp sư từng cảnh báo mình. Họ Vương đã giàu có nay có quý tử làm quan to, ai nấy đều đắc ý lấy làm mãn nguyện lắm, mở đại tiệc đón rước trạng nguyên.

    Trong bữa tiệc ai nấy đều hoan hỉ, uống thỏa sức nhân ngày mừng vui này. Tân trạng nguyên được nhiều người chúc tụng cũng bị chuốc say, tiệc chưa vãn thấy khó chịu nên cáo lui về phòng nghỉ trước, có gia nhân dìu đi. Vì chủ uống quá say nên gia nhân buộc phải cõng trên lưng mới di chuyển được, trời tối loạng quạng vấp phải bục, cả hai đều ngã ngửa. Gia nhân sợ quá vội kêu người tới giúp, bản thân không sao nhưng thấy tân trạng nguyên không còn thở nữa. Vương phú hộ thất kinh vội mời lang y giỏi nhất tới thăm khám, tiếc thay ngã đúng chỗ hiểm nên công tử nhà họ đã không thể qua khỏi.

    Tiệc mừng thành đám tang u ám, trong tiếc khóc than của cả họ, Vương phú hộ chợt nhớ lại lời của pháp sư trước đây. Lo tang lễ cho quý tử xong Vương phú hộ vội thỉnh mời pháp sư tới và biết rằng ở tiền kiếp con trai độc nhất của mình đã vô tình ngộ sát một người khi đi trên đường, và kiếp này người đó đầu thai làm gia nhân nhà ông để đòi nợ.

    Giá như lúc ấy Vương phú hộ nghe theo lời khuyên của pháp sư thì mọi việc đã không tồi tệ như vậy. Con người sinh ra đã có số mệnh định sẵn dựa trên đức nghiệp mà họ tích ở đời đời kiếp kiếp về trước. Cho dù bản thân hay cha mẹ có an bài chu đáo thế nào, số mệnh người đó vẫn sẽ diễn ra đúng như đã định, dựa trên luật nhân quả.

    Muốn giải hết nghiệp lực chỉ có cách tu Chính Pháp, xả bỏ mọi tư tâm để sớm giác ngộ thì kiếp nạn mới tiêu tan. Công danh tiền tài trong cuộc đời không thể nào mua nổi đức cho bất kỳ ai.
    Theo phụ nữ today​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người