Những Câu Chuyện Về Hôn Nhân Và Hạnh Phúc..!

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    HỌC NGHỀ LÀM VỢ LÀM CHỒNG
    Ở đời nam, nữ lớn lên cưới hỏi nhau là lẽ tự nhiên, không ai thắc mắc tại sao phải như vậy. Thế nhưng đến khi gia đình vợ chồng tan vỡ, ly dị, chửi nhau, đánh nhau, và có lúc giết nhau thì người ta lại ngạc nhiên hỏi: "Ủa, tại sao lại có thể xảy ra như vậy?"

    [​IMG]

    Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?
    Chữ nghề nghe có vẻ vô tình quá! Vì nghề là một việc làm kiếm tiền, trong đó không có tình cảm gì hết.
    Gia đình cũng là một cơ sở nhỏ, trong đó cả hai vợ chồng đều là chủ nhân và đồng thời cũng là người làm. Cả hai cần phải biết hợp tác với nhau về khả năng lẫn tình cảm để đóng góp xây dựng "cơ sở" mang tên là "gia đình" được hạnh phúc. Mỗi người cần phải biết bổn phận cũng như quyền lợi của mình.
    Thế nhưng rất tiếc, sau khi trải qua thời trăng mật của "tình yêu", người ta thường quên đi bổn phận mà chỉ chú ý tới quyền lợi, đòi hỏi, mong muốn người kia phải làm theo ý mình, chiều chuộng mình, phục vụ mình.
    Nếu bạn đồng ý với quan niệm "gia đình là một cơ sở nhỏ" thì vợ chồng cũng là một nghề, trong đó người chồng cần phải học nghề làm chồng, và người vợ cần phải học nghề làm vợ. Con người ta mới sinh ra không ai tự nhiên biết nói, biết đọc, biết viết, mà cần phải được dạy nói, dạy đọc, dạy viết. Cái gì cũng phải học thì mới biết làm. Vợ chồng là một nghề làm suốt cuộc đời, vậy mà không có trường hay lớp nào dạy.
    Cùng lắm, trước khi gả con gái về nhà chồng thì người mẹ dạy con vài lời về cách làm dâu. Đến ngày làm lễ cưới ở nhà thờ hay trong chùa thì các cha và quý thầy cũng chỉ khuyên vợ chồng ăn ở hòa thuận và chung thủy với nhau.
    Nghĩ lại ở đời chưa có cái nghề nào, trong đó người ta không được dạy chút nào mà phải vô làm ngay như nghề vợ chồng. Có lẽ người ta nghĩ cái nghề này không cần học, cứ làm đại thì từ từ sẽ biết, tiếng Pháp gọi là "apprendre sur le tas", tạm dịch là "vừa làm vừa học", hên thì hưởng, xui thì chịu.
    Ngoài ra nghề vợ chồng không phải thích thì làm, chán thì nghỉ dễ dàng như các nghề khác. Đương nhiên thời nay người ta có thể lấy nhau vài năm rồi ly dị, nhưng nếu có con thì vấn đề ly dị, chia gia tài thật là nhiêu khê, phiền toái. Vì thế có những cặp chán ghét nhau mà vẫn phải sống chung vì con cái, kinh tế, thể diện, hay truyền thống, v.v...
    Tình yêu suông không đủ đem lại hạnh phúc. Tình yêu chỉ là động cơ thúc đẩy hai người đến với nhau, nhưng sống chung hạnh phúc là một việc khác. Nó đòi hỏi mỗi người phải biết cách cư xử với nhau.
    Trong các đạo giáo gọi đó là "đạo vợ chồng". Đạo vợ chồng thường chỉ dạy "bổn phận" của vợ chồng. Biết được "bổn phận" cũng là một điều đáng quý rồi, nhưng vẫn chưa đủ đem lại hạnh phúc, nó chỉ giúp cho gia đình sống bình yên, không sóng gió.
    Giống như một nhân viên biết bổn phận của mình là đi làm chăm chỉ, đúng giờ, nhưng chưa chắc anh ta làm việc giỏi, biết tăng lợi nhuận cho chủ. Do đó ngày nay, các hãng xưởng phải gửi nhân viên đi học thêm các lớp tu nghiệp để nâng cao năng xuất. Người nhân viên cũng có quyền lợi như được nghỉ hè một năm hai tuần hay một tháng.
    Cũng thế, ngoài "bổn phận" (hay trách nhiệm), người vợ và chồng cũng nên biết mình có những"quyền lợi" gì để không bị đàn áp, bóc lột, lường gạt. Ngoài bổn phận và quyền lợi, vợ chồng cần phải học hỏi thêm những cách thức xây dựng hạnh phúc, gọi tắt là nghệ thuật sống.
    Do đó chữ "nghề" vợ chồng bao gồm nhiều nghĩa:
    - Bổn phận, Trách nhiệm, Đạo nghĩa, Cảm Thông, Tha thứ, Yêu thương, Quyền lợi, nghệ thuật......!
    Nếu con người được học thuộc trước một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình. không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang...!
    Bên đạo Thiên Chúa của tôi (admin) có những lớp dạy về đời sống gia đình cho những cặp vợ chồng sắp cưới, giúp họ tìm hiểu về tâm sinh lý, tình cảm nam nữ, cách sống làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, hiểu biết về những khó khăn thử thách của đời sống gia đình sau khi cưới, cách giáo dục con cái trở thành người tốt trong xã hội..v.v... Đây là một điều rất hay cần được bắt chước học hỏi.
    Trong đạo Phật, mặc dù nhấn mạnh về sự giải thoát sanh tử luân hồi, đức Phật vẫn không quên dạy cho người tại gia cư sĩ những phương pháp sống hạnh phúc trong cuộc đời như trong các kinh Thiện Sinh, Bảy Loại Vợ, Người Vợ Mẫu Mực, Người Cư Sĩ, Hiền Nhân..v.v... Song le những kinh này không được khai triển rộng rãi nên ít người để ý học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.
    Có những người suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh và quên mất bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha mẹ, khiến người hôn phối đâm ra oán ghét đạo Phật và nghĩ rằng các thầy đã làm mất hạnh phúc gia đình của họ. Từ đó gia đình trở nên xào xáo, bất hòa, càng tu vợ chồng càng cãi nhau, giận nhau rồi cho là tại tu nên đổ nghiệp, ma phá.. Họ đâu ngờ tu một cách ích kỷ, chỉ biết phần mình và bỏ mặc bổn phận nên mới sinh ra phiền não như vậy. Do đó người (Phật tử) thông minh, khéo léo là người biết dung hòa đời sống gia đình và tâm linh.
    "Sự Gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly"
    Trong thánh đường, một hôn lễ đang được tổ chức.
    Linh Mục xuất hiện với với bài giảng về hôn nhân Linh mục cầm tờ 100 đôla còn mới trên tay và nói:
    “Có ai muốn được tờ tiền này không?”.
    Không có tiếng trả lời…
    Linh Mục nói:
    “Đừng xấu hổ, ai thích thì hãy giơ tay lên”.
    Một phần ba số người có mặt ở đó giơ tay.
    Linh Mục vo tròn tờ tiền lại rồi hỏi:
    “Bây giờ có còn ai thích sở hữu nó nữa không?”
    Vẫn còn người giơ tay, nhưng đã ít đi một nửa.
    Linh Mục vứt tờ tiền xuống đất, giẫm chân lên rồi nhặt lại.
    Tờ tiền vừa bẩn vừa nhàu nhĩ.
    Ông lại cất tiếng hỏi:
    “Còn ai thích nữa không?”
    Chỉ còn một người giơ tay…
    Cha cố mời anh ta lên phía trên, trao cho anh tờ tiền và nói anh ta là người duy nhất đã giơ tay cả ba lần.
    Lập tức mọi người trong Thánh đường đều cười to nhưng Linh Mục ra hiệu yên lặng.
    Ông nói với chú rể:
    “Hôm nay con cưới một cô gái con yêu nhất đời.
    Nhưng giống như tờ tiền này, năm tháng trôi qua cộng thêm vất vả với gia đình, con cái… cô ấy sẽ không còn xinh đẹp như bây giờ. Nhưng thực tế, tiền vẫn là tiền, giá trị của nó chẳng hề thay đổi. Hy vọng con giống như chàng trai này, luôn hiểu giá trị và ý nghĩa đích thực, đừng vì vẻ bề ngoài mà đánh mất mọi thứ.”
    Hình thức bên ngoài của mỗi người sẽ biến đổi theo thời gian, con người có thể già hơn và xấu đi, nhưng tâm hồn đẹp thì sẽ vỉnh viễn không thể thay đổi.
    - Linh Mục kể thêm 1 câu chuyện về người vợ để mở rộng bài thuyết giảng:
    Vào một buổi tối, nhìn vào cơ thể thon thả, mảnh mai của người con gái đang nằm bên cạnh anh. Giây phút đó, anh thề rằng, anh nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho cô.
    Anh ta từ một kỹ sư xây dựng mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi cánh cổng trường đại học, và sau đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình. Bây giờ, đã trở thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành phố.
    Bên cạnh anh có quá nhiều cám dỗ của cuộc đời. Trong khi đó, vợ anh ngày càng xấu đi vì những vất vả gia đình..v.v. thân hình trở nên xồ xề, da dẻ cũng không hồng hào, mịn màng như trước. So với vô vàn kiều nữ bên cạnh anh, vợ anh thật quê mùa, ảm đạm.
    Sự hiện diện của vợ nhắc nhở quá khứ tầm thường, thấp kém của anh.
    Anh nghĩ cuộc hôn nhân này nên chấm dứt ở đây. Anh gửi vào tài khoản của vợ 500 triệu, mua cho cô một ngôi nhà ở trung tâm thành phố nhộn nhịp. Anh không phải người đàn ông vô lương tâm. Vì vậy, nếu như không sắp xếp cuộc sống ổn thỏa cho vợ anh sau này, anh sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi… Cuối cùng, anh chủ động đề nghị ly hôn.
    Vợ anh ngồi đối diện, trầm tư nghe anh giải thích lý do ly hôn. Đôi mắt ấy rất đỗi dịu dàng. Nhưng 20 năm làm vợ chồng, anh quá hiểu rõ về cô, đằng sau đôi mắt hiền dịu ấy, anh biết rằng trái tim cô đang rỉ máu. Anh chợt nhận ra mình thật tàn nhẫn.
    Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà, trưa về anh sẽ giúp cô chuyển nhà,chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.
    Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc ,anh bồn chồn,thấp thỏm. Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô, sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh.
    Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh:
    “Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ con, chắc chúng nó sẽ vui lắm.
    Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ , lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh chua món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé..v.v... Gửi anh, người em yêu nhất ”
    Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực đau nhói.
    Anh từ từ đi vào nhà bếp. Mỗi đồ vật ở đây đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh chua nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô.
    Anh quay người, nhanh chóng khởi động xe.
    Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê.
    Anh giận dữ nói: “Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà, đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay”
    Anh trông rất hung dữ và thô lỗ.
    Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theo sau anh đi về nhà. Giọt nước mắt xen lẫn niềm vui ……
    Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt… Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.
    Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình… Hai mươi năm đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách rời.
    Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng.
    Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn.
    Tiền nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.
    Trên thế giới này, hạnh phúc nhất là 3 từ: I Love you “Anh (em) yêu Em (anh)”, Ta Yêu Nhau.
    Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn.
    Bất cứ người phụ nữ nào trên thế gian này đều đc trải qua tuổi thanh xuân, thời kì đỉnh cao nhất về nhan sắc của mình nhưng rồi họ cũng phải làm vợ, làm mẹ, làm con dâu... phải đương chức trọng trách cao cả, trách nhiệm của 1 người đàn bà không ngoại trừ bất cứ ai. Tất cả mọi thứ rồi cũng phai tàn theo năm tháng, theo những sóng gió của cuộc đời theo quy luật của tạo hóa Người đàn ông người chồng thực thụ sẽ thấu hiểu, trân trọng và yêu thương người phụ nữ của đời mình đã hi sinh cả tuổi thanh xuân ấy để dành cho họ. Họ sẽ không chạy theo những hào nhoáng nhan sắc vô thường để đánh đổi bất cứ điều gì, Sống theo thời gian mới hiểu nhan sắc của phụ nữ là thứ vô thường trong cuộc đời, khi hi sinh đánh đổi điều đó họ đc những thứ còn ý nghĩa lớn hơn vô vàn nhưng nếu ko may gặp phải người chồng không thấu hiểu không trân trọng sự hi sinh đó thì bất hạnh vô cùng.
    Hi vọng tất cả những người đàn ông, người chồng, người cha có con gái, đều hiểu đc sâu xa ý nghĩa câu chuyện này.
    Linh mục giảng về: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC?
    Anh chị yêu nhau và tiến đến hôn nhân là một nhân duyên lớn. Hôn nhân này tốt hay xấu là ở chất liệu đạo đức của anh chị. Chất liệu đạo đức đó, anh chị phải có những đức hạnh: khiêm tốn, chân thật, nhẫn nại, từ bi và một tấm lòng cởi mở bao dung.
    Vì thực tế sau đời sống hôn nhân sẽ có lắm chuyện phũ phàng xảy ra, nếu như anh chị đã trang bị sẵn sàng những đức hạnh đó chắc chắn hôn nhân của anh chị sẽ mãi mãi hạnh phúc.
    Trong dân gian có câu: "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa thì đời nào khê". Như vậy yếu tố nhẫn nại và cảm thông rất quan trọng trong đời sống hôn nhân. Có nhẫn nại và cảm thông thì cuộc đời anh chị mới có hạnh phúc. Giả dụ như anh chị hay trách móc và hận thù trong tâm thì cuộc đời của anh chị sẽ đau khổ.
    Nếu như hôn nhân của anh chị đau khổ và bất hạnh thì tội nghiệp cho các con. Do đó Mỗi lần gặp trở ngại trong hôn nhân, anh chị luôn tâm niệm rằng hạnh hạnh phúc của chính mình là hạnh phúc của các con.
    *Trước hết là có hiểu thì mới có thương. Nếu người kia không hiểu mình được thì sẽ không thương mình được, nếu mình không hiểu người kia thì mình cũng không thương người kia được và mình sẽ làm khổ người kia.
    *Thứ hai là trong tình yêu, hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân mà khổ đau cũng không phải là vấn đề cá nhân. Khi mình đã yêu rồi thì hạnh phúc của người kia là hạnh phúc của mình và khổ đau của người kia cũng là khổ đau của mình.
    *Thứ ba là thân tâm nhất như, khi mình yêu thương thì mình phải có cái sự kính trọng người kia, nếu không có sự kính trọng đó thì mình làm hư cuộc hôn nhân và tác hợp của mình.
    Nếu quý vị muốn thật sự thành công trong tình yêu của mình phải thực tập theo những lời căn dặn đó. Những yếu tố từ, bi, hỷ, và xả đó, nếu mình sống và yêu cho đàng hoàng thì nó sẽ mỗi ngày mỗi lớn, khi tới mức rất lớn rồi thì gọi là đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Đến mức đó, mình rất gần với tứ vô lượng tâm.
    Tứ vô lượng tâm là bốn yếu tố của tình thương mà không gì có thể đo được, không có biên giới. Vô lượng tức là không cân đo được, không có biên giới. Bốn yếu tố của tình thương không có biên giới, vì vậy tình thương trong đạo gọi là tình thương không biên giới. Khi mình yêu một ai mà mình làm hạnh phúc được cho người đó thì mình có cơ hội mở rộng tình thương để sau này mình có thể yêu được nhiều người, tất cả mọi người mọi loài. Đó là tình yêu và hạnh phúc.
    Và kết thúc bài giảng đó là một lời thề giữa đôi bạn với Đức Chúa Trời (thượng đế) vậy nếu ai vi phạm lời thề đó (như ngoại tình, li dị...) thì sẽ bị Thiên Chúa ném vào lửa hỏa ngục, chịu phạt đời đời. Vì chưng "sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người ko đc phân ly...!
    - Đêm tân hôn, vợ giấu đôi giày của mình đi, đợi chồng bỏ giày ra dưới giường liền giẫm vào giày chồng. Chồng nhìn thấy cười “xuỳ, xuỳ” đuổi vợ. Cô dâu mới bảo, mẹ dặn đêm tân hôn giẫm vào giày chồng thì cả đời không bao giờ giận chồng. Chú rể mới thì bảo, mẹ dặn nếu vợ giẵm vào giày chồng thì cả đời sẽ đồng cam cộng khổ với chồng. Vợ bắt đầu quản chồng, bắt đ...ầu từ cái nhỏ. Bảo chồng đổ bô nước giải, chồng cũng làm. Ruộng của nhà, vợ bảo trồng gì chồng trồng nấy. Các cô hàng xóm bảo tránh xa cô nào, đi gần cô nào chồng cũng làm theo. Chồng đang tán phét với mọi người, chỉ cần vợ gọi một tiếng là cum cúp như trâu bị dắt mũi về nhà ngay. Chồng uống rượu với bạn, vợ kéo tai là theo vợ về nhà. Có người kích, đàn bà 3 ngày không đánh là vênh như miếng ngói lợp nhà. Anh cũng là đàn ông, sao lại để vợ quản không còn ra hồn thằng đàn ông thế. Nó mà là vợ tôi, tôi chẳng cho vài cái đế giày ấy chứ. Chồng cười bảo: Đưa vợ anh lại đây, tôi cũng quạt nó vài cái đế giày. Người bạn nọ cáu, thật kiếp trước làm hoà thượng chưa bao giờ nhìn thấy đàn bà! Không ai giống anh, đồ sợ đàn bà! Việc trong thôn cần mọi người bàn bạc, tất cả đàn ông đều đến, mọi người khích bác, việc này anh cũng quyết được cơ à, hay là phải gọi vợ đến? Chồng đưa vợ đến dự thật. Vợ quản được chồng rất là đắc ý, đến một ngày, vợ thủ thỉ với chồng về những điều không phải của mẹ chồng. Chồng khóc, thở dài bảo vợ: “Em biết vì sao anh không đánh em không? Vì mẹ anh đấy. Cả đời mẹ khổ sở vì tính bố thô bạo, chỉ có điều không hài lòng là câu trước câu sau ông đánh mẹ. Mẹ anh bị bố đánh đến nỗi gãy cái gậy to bằng cổ tay, gãy cả ghế. Mẹ anh vì các con mà chịu nhịn cả đời. Mỗi lần nhìn mẹ bị bố đánh, anh tự thề với lòng mình, lấy vợ sẽ không làm vợ đau một đầu ngón tay. Không phải anh sợ em, vì anh không quên được lời mẹ, là đàn bà sinh ra là để đàn ông yêu thương chứ không phải sinh ra để đàn ông đánh.” Vợ ngây người, không tưởng tượng chồng lại rộng lượng đến thế. Chồng uống rượu con cà con kê với bạn, vợ không gọi cũng không nắm tai kéo đi, đôi lúc còn bưng nước cho chồng uống. Có người hỏi chồng, dậy vợ cách gì thế? Chồng nghiêm túc trả lời: Đánh đàn bà sẽ dậy đàn bà khẩu phục chứ tâm không phục, còn yêu thương đàn bà sẽ dậy đàn bà tâm phục khẩu phục.
    10 năm sau:
    Hai người đàn ông đã kết hôn được 10 năm dẫn người vợ của mình tham gia buổi họp lớp đại học. Sau khi ăn uống hát hò xong, mọi người đã thấm mệt, phụ nữ ngồi túm tụm một chỗ thảo luận về chồng con gia đình, đàn ông lại ngồi tụ tập một bên hút thuốc tán gẫu.
    Ông chồng A nói với ông chồng B: ”Này cậu, vợ cậu đẹp nhỉ“. Anh B nghe thấy bạn khen vợ mình liền quay đầu lại nhìn người vợ đang cười nói bằng ánh mắt đắm đuối. Anh chợt mỉm cười.
    Anh A lại nói: ”Hai người mới kết hôn chưa được lâu đúng không? ” Anh B nói: ”Chưa lâu, mới được 10 năm thôi“.
    Anh A vô cùng khi ngạc: ”Sao có thể như vậy được, tôi lại tưởng hai người mới kết hôn chứ. Tôi và vợ tôi cũng kết hôn được 10 năm rồi. Cậu xem ! Cô ấy bây giờ hoàn toàn thay đổi rồi, hồi xưa xinh đẹp là thế bây giờ nhìn kìa sồ sề, xấu xí, người béo núc ních. Nhìn cũng chả dám nhìn, đi ra ngoài cũng chẳng muốn dẫn vợ theo, mất mặt lắm. Nếu tôi mà có người vợ như cậu thì tốt biết mấy. Chắc cậu hãnh diện lắm nhỉ? Nhưng mà này, nhìn bàn tay vợ cậu nõn nà trắng muốt thế kia chắc cô ấy không biết làm việc nhà đâu nhỉ.
    Nói đến việc nhà, chắc vợ cậu không bằng vợ tôi đâu. Vợ nhà tôi ít nhất cũng có thể chăm sóc tốt bố mẹ hai bên ”
    Anh B cười mỉm: ”Cậu sai rồi, vợ tôi nhìn có vẻ không biết làm gì nhưng thực ra cô ấy rất giỏi làm việc nhà. Con gái tôi giống mẹ cũng xinh đẹp lắm“.
    Anh A mặt biến sắc: ”Cùng là phụ nữ với nhau sao vợ anh với vợ tôi khác biệt lớn thế nhỉ?”
    Anh B hít một hơi dài rồi khoan khái nhả từng lọn khói: ”Tôi biết cô ấy thích ăn gì, cô ấy thích làm gì, thậm chí cô ấy muốn nói gì tôi cũng có thể đoán được. Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ keo kiệt với cô ấy, vợ thích gì tôi đều cố gắng thực hiện bằng mọi giá.
    Đi dạo trên đường thấy dây giày của vợ bị tuột, tôi không ngần ngại cúi xuống thắt lại dây giày cho cô ấy. Cô ấy mệt tôi có thể giúp vợ xoa bóp chân tay, trên đường tan làm về nhà tôi kiểu gì tôi cũng dừng mua cho cô ấy món bánh kem ưa thích. Mỗi buổi sáng tỉnh dậy tôi đều hôn vào trán cô ấy, trời mưa tôi thay vợ đi chợ mua thức ăn. Tôi biết cô ấy tiết kiệm , không dám mua cho mình món đồ đắt tiền, nhưng tôi biết kích cỡ quần áo cô ấy mặc, nên giấu mua tặng vợ. Cậu có thể làm được cho vợ mình như tôi không?”
    Anh A đỏ mặt: Bởi vì anh ta nghĩ đến việc ở nhà lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ với vợ, chỉ cần vợ không làm theo ý mình liền quát ầm ĩ lên. Hôm qua bởi vì vợ đi siêu thị mua một chiếc áo lên hơn 300 nghìn, anh liền mắng vợ té tát. Đối xử không lạnh nhạt thôi cũng khó chứ nói gì đến mấy cử chỉ yêu thương chăm sóc vợ như anh B.
    Anh B lại nói: ” Vợ mình mình không thương chẳng nhẽ đợi thằng khác đến thương dùm , phụ nữ bước qua giai đoạn yêu đương, tiến tới giai đoạn hôn nhân cũng giống như bông hoa mất đi một phần nước vậy. Cô ấy phải chăm sóc cả một gia đình , không có thời gian chăm sóc bản thân, không có thời gian chăm sóc chồng như lúc mới yêu. Bởi vì trái tim cô ấy phải chia ra nhiều ngăn: 1 ngăn cho chồng, 1 ngăn cho con, 1 ngăn cho bố mẹ chồng, 1 ngăn cho bố mẹ đẻ, 1 ngăn cho họ hàng nội ngoại… Tại sao cậu không giúp đỡ cô ấy? Nhìn vợ cậu xem, lúc cô ấy đi qua người tôi, tôi còn ngửi thấy mùi dầu rán trên đầu cô ấy. Vợ tôi trước khi đến đây cô ấy cũng vừa nấu ăn cho bố mẹ chồng và con trai, nhưng cậu có ngửi thấy mùi dầu mỡ không? Chắc chắn là không, bởi vì cô ấy có thời gian tắm, thay quần áo, còn xịt thêm ít nước hoa. Lý do là cô ấy không muốn tôi mất mặt trước bạn bè, cậu hiểu chứ? ”
    Nói đến đây, anh A đột nhiên đứng dậy nắm lấy tay người vợ đang gật gà gật gù buồn ngủ và nhẹ nhàng nói : ”Mệt rồi thì đi về nhà thôi“.
    Trong cuộc sống hôn nhân, hai bên hiểu được thông cảm cho đối phương, thậm chí dành phần trách nhiệm về mình nhiều hơn, bớt than thở, càu nhàu đối phương, sẽ bớt đi những cuộc cãi vã. Hạnh phúc thực ra không khó, Vợ chồng phải thấu hiểu, sẻ chia và lúc có thể thì nhận nhiều trách nhiệm về mình hơn trong cuộc sống.
    15 năm sau, có với nhau được 1 mụn con xinh xắn thì phát hiện anh ngoại tình. Ngày nhìn thấy anh khoát tay cô thư kí thân mật đăng kí một phòng ở resort nơi họ đi công tác cũng là ngày chị ngất lịm… nhưng chị dấu và anh cũng không hề biết là vợ biết mình ngoại tình..!
    Và từ đó anh phát hiện chị đang dần thay đổi. Chị mặc váy, trang phục mà chị từ bỏ sau khi sinh con, chị hay trang điểm và mái tóc đen mượt từng được anh yêu thích không buông tay được thay bằng mái tóc xoăn phồng và nhuộm màu bắt mắt… Chị thay đổi. Điện thoại chị luôn có tin nhắn và có người liên lạc, khóe mắt chị đong đầy nụ cười sau khi cúp điện thoại vào mỗi tối thứ 3 và ra khỏi nhà cả ngày vào thứ 4. Chị vẫn chuẩn bị cho anh những bộ vest thẳng thớm cùng cốc sữa mỗi sáng trước khi đi làm, nhưng anh không thể ngửi mùi thơm từ người chị bằng việc chị cố nhón chân thắt chiếc cà vạt vào cổ áo anh.
    Chị vẫn nhận tiền của anh hàng tháng nhưng không còn việc cố kiểm soát nó.
    Chị gọi điện cho anh hằng ngày nhưng không nhắc anh trở về ăn tối với 2 mẹ con, thậm chí không còn mâm cơm nguội tanh để chờ anh về rồi hâm nóng sau những lần chờ đợi mệt mỏi. Chị không còn thắc mắc với anh về những mối quan hệ mà anh đang có và không nhắc anh về ngoại với chị vào dịp lễ hay đưa con đi chơi vào ngày cuối tuần.
    Chị vẫn dịu dàng chăm sóc anh nhưng bằng những lí do dễ thương chị từ chối anh chạm vào mình. Một thời gian đầu, anh hạnh phúc vì sự tự do của mình, thỏa mãn việc “thèm phở chán cơm” của một gã đàn ông thành đạt trong cuộc sống; nhưng càng về sau anh càng phát điên với sự tự do đó.
    Anh phát hiện chị đẹp hơn cả lúc vừa mới yêu hay cả lúc hai người vừa kết hôn, sự quyến rũ trong nụ cười và tự tin nơi đáy mắt, sự dịu dàng đến lạnh nhạt đủ khiến anh phát điên khi vô tình trông thấy chị cười với gã trai độc thân ở nhà đối diện. Đừng nói đến cô thư kí, sự hờ hững của chị còn hấp dẫn hơn bất kì cô người mẫu nào trên tạp chí playboy. Rồi một ngày đẹp trời anh nhớ ra vợ mình chỉ 34 tuổi, chị không còn vẻ đẹp thanh xuân mơn mởn mà mặn mà đến khó cưỡng. Anh theo chị vào một ngày thứ 4 vì tò mò để rồi bàng hoàng khi phát hiện chị ăn mặc thật đẹp chỉ để đến… bệnh viện và 1 mình đối mặt với căn bệnh ung thư máu. Những ngày cuối cùng anh chăm sóc chị trong bệnh viện, anh hỏi chị muốn ăn gì, câu trả lời thật nhẹ: “cháo”.
    Anh gỡ từng thìa cháo cho vào tô của chị mà nghẹn ngào, cả 10 năm lấy nhau chị hiểu anh đến từng milimet, còn anh đến thứ chị thích ăn nhất cũng không biết.
    Soạn đồ mang vào trong viện cho chị, anh tìm thấy cuốn nhật kí nơi đáy tủ. Anh cầm lọn tóc đen của chị giấu trong cuốn nhật kí được viết từ 15 năm trước mà bật khóc như một đứa trẻ. Hóa ra lúc anh hạnh phúc đến phát điên bên người tình cũng là lúc chị đau khổ đến tột cùng vì phát hiện bệnh ung thư của mình.
    Và rồi Chị rời khỏi anh mãi mãi vào một ngày nắng thật đẹp trong một tư thế xinh đẹp và nụ cười còn treo nơi khóe miệng, cười như người hạnh phúc nhất thế gian…
    Đàn ông thường bàng quan với hạnh phúc ngay bên cạnh mình để tìm những thứ mới lạ xung quanh, họ hưởng thụ nó như một thói quen để rồi chênh chao khi một ngày bỗng dưng mất nó Họ mới cảm thấy hối hận đa không trân trọng những gì mình đang có.
    Đàn ông không vợ và phải nuôi con giống như con tàu lạc giữa đại dương sóng gió khi mất đi người thuyền trưởng, vất vả và kiệt cùng..!
    Câu chuyện làm tôi nhớ đến câu chuyện xưa như thế này:
    Có một phú ông rất giàu. Thứ gì dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ.
    Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc. Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.
    Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được. Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư:
    “Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài”.
    Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ quá, vừa khóc vừa gọi đuổi theo:
    “Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi”.
    Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói:
    “Tốt quá rồi!”.
    Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi:
    “Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?” - “Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!”.
    Lúc này, vị Đại sư cười và nói:
    “Đây cũng không phải là phương pháp gì đặc biệt, chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi..... Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó là một, bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?”.
    Câu chuyện thú vị này đã khiến tôi chợt nhận ra bản thân mình trong đó. Bạn liệu có phát hiện ra rằng, khi mất đi hoặc thiếu thứ gì đó bạn sẽ luôn nhớ về nó, nhưng khi có được rồi thì lại dễ dàng coi nhẹ, thậm chí nhìn mà không thấy nó?
    Con người luôn quan tâm, hoài niệm thứ đã mất song lại không biết trân trọng những thứ mình đang có, đang sống trong hạnh phúc mà không biết mình hạnh phúc. Có lẽ, đó chính là bất hạnh lớn nhất của con người và cũng là nguyên do khiến hạnh phúc cứ mãi vô hình. Ông trời cho ta khả năng nhìn thấy thì sẽ sắp xếp cho ta những bài học về sự mất đi, mất đi để có thể nhìn thấy. Nhìn thấy hạnh phúc mình đang nắm giữ!"
    Vợ của anh đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc được bố mẹ nên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
    Một buổi tối khi anh trở về nhà, vì quá mệt mỏi nên anh chỉ chào hỏi đứa con ngắn gọn và không muốn ăn cơm, cởi xong bộ comple liền lên giường nằm. Đúng lúc đó, ầm một tiếng, bát mì tôm làm bẩn hết chăn và ga trải giường, hóa ra trong chăn có một bát mì tôm. “Cái thằng ranh con này”, anh ta liền vớ một chiếc móc quần áo chạy ra ngoài đánh cho đứa con trai đang ngồi chơi một trận.
    Đứa con trai vừa khóc vừa nói:
    - Cơm sáng đã ăn hết rồi, đến tối con chưa thấy bố về thấy đói bụng nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas nên con lấy nước nóng từ trong vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn, còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm bị nguội nên con mang vào giường ủ trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.
    Anh không muốn đứa con thấy mình khóc nên vội vã vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc. Khi đã ổn định tinh thần, anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy đứa con trai trong bộ quần áo ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang cầm bức hình của mẹ nó.
    Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận tâm hơn, chu đáo hơn, khi con trai mới vào học cấp I, anh đánh con một trận nữa. Hôm đó, thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng đồng hồ đi tìm anh đến một cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con đang đứng trước một đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con, đứa con không một lời giải thích, chỉ nói “Con xin lỗi”.
    Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ vào hòm thư, cuối năm là lức bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho họ. Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư đó về ném trước mặt con trai nói:
    - Sao mày lại làm những trò thai quái thế này hả?
    Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:
    - Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.
    Mắt người bố cay cay hỏi con:
    - Thế sao một lúc gửi nhiều thư như vậy?
    Đứa con nói:
    - Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư vào hòm thư được, bây giờ con lớn có thể bỏ thư vào được rồi nên con mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.
    Ông bố nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con. Một lát sau ông bố nói:
    - Mẹ con giờ ở trên thiên đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì có thể gửi thư cho mẹ được đấy.
    Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem đứa con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức thư khiến anh vô cùng xúc động.
    “Mẹ thân yêu của con: Con nhớ mẹ lắm! Mẹ ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục mẹ cùng con biểu diễn, nhưng vì con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không nói cho bố biết vì sợ bố sẽ nhớ mẹ. Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố nhìn thấy con giống như đang đi chơi nên con đã cố ý đứng trước một đồ chơi điện tử.
    Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm rất lâu, con nghĩ bố cũng như con rất nhớ mẹ đấy!
    Mẹ ơi, con đã sắp quên giọng nói của mẹ rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ, được không mẹ?
    Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?”
    Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: Phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây?
    Chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn. Khi đã là một người mẹ, không nên tăng ca quá nhiều, khi đã là một người bố, không nên uống quá nhiều rượu, đừng nên hút nhiều thuốc, phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu thương con hết lòng, tuyệt đối đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy hoại sức khỏe của mình, không có sức khỏe thì những danh lợi kia có nghĩa lý gì. Và cũng đừng nghĩ rằng đợi đến khi bố mẹ có nhiều tiền thì sẽ như thế này như thế kia, nào ai biết sau này chuyện gì sẽ xảy ra, có thể sau một giây mọi chuyện đã khác.
    PS: Hôn nhân Hạnh phúc thì ai ai cũng muốn vậy Tôi muốn có hạnh phúc không?
    Tình cờ, tôi được biết một câu chuyện thật hay và sâu sắc. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông muốn hạnh phúc nên viết lên bảng dòng chữ tôi muốn hạnh phúc. Một nhà sư đi ngang qua thấy vậy bèn xóa đi chữ tôi và bảo: “Hãy bỏ cái tôi đi”. Rồi nhà sư lại xóa tiếp chữ muốn và bảo: “Hãy bỏ ham muốn đi. Bây giờ, ông đã có hạnh phúc”. Thật là một câu chuyện với thông điệp và ý nghĩa sâu xa.
    Trong cuộc sống, chính vì cái tôi mà người ta rơi vào vòng quẩn quanh của sai lầm, dẫn đến phiền não và đau khổ. Vì chấp ngã, coi cái “tôi” là thật mà sinh ra ích kỷ, đố kỵ và tham lam. Người ta xem bản ngã là trung tâm của vũ trụ, muốn thu hút mọi sự quan tâm, tình yêu, may mắn, danh lợi, và cũng từ đó mà sinh ra đau khổ. Vì chấp ngã, vì cái tôi quá cao nên chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi người xung quanh, chỉ coi mình là quan trọng. Đôi khi, người ta quên mất một điều rằng chỉ khi yêu thương được cho đi, hạnh phúc ấy mới được nhân lên và quay trở về. Người ta chỉ nhận mà quên mất cho đi. Vì quá coi trọng bản thân, người ta đau khổ khi thấy người khác giỏi giang hơn mình, nhận được những ưu ái hơn mình.
    Ngay cả trong tình yêu đôi lứa cũng vậy, nhiều khi, đó chỉ là một dạng tình yêu bản thân mình mà mình ngỡ là đang yêu người khác. Nếu không phải chỉ vì yêu bản thân, người ta đã không đau khổ khi người mình thương không để ý đến mình, không làm theo lời mình, không dành cho mình những gì tốt đẹp nhất mà có khi lại dành cho người khác.
    Thật đáng sợ khi hầu hết mỗi người đều cho nỗi đau đó là tất nhiên mà không biết hóa giải nó bằng cách bỏ đi cái tôi của mình. Nếu như ai cũng yêu thương một cách vô tư, không vụ lợi toan tính, không mong được đáp trả, như những người mẹ yêu những đứa con của mình vô điều kiện, vui mừng khi thấy người mình yêu thương được hạnh phúc, được vui vẻ, khỏe mạnh và hoan hỷ ủng hộ người ta đi theo con đường đã chọn thì bản thân đã không đau khổ.
    Xã hội hiện đại, người ta thường cổ xúy sống cho chính mình, làm những gì mình thích, tự do thể hiện bản thân. Nếu không biết nương vào các giá trị đạo đức thì dễ dẫn đến những hệ quả khó lường. Nếu như ai cũng chỉ lo sống cho mình với những điều mình thích, không còn nghĩ về cái chung thì nhân loại sẽ đi về đâu?
    Thời xưa, người ta chỉ mặc một loại trang phục giống nhau như áo nâu, áo dài, áo bà ba, vẻ ngoài không phải là thứ để người ta đua tranh, người ta không quẩn quanh trong những cuộc đua hào nhoáng vô nghĩa và đánh mất giá trị cuộc sống, quên đi sự cao thượng của tâm hồn và lòng hảo tâm. Trong chiến tranh, bao nhiêu người đã quên mình ra trận để bảo vệ cho quê hương, đất nước? Bao nhiêu người vợ, người mẹ tiễn chồng, tiễn con ra trận mà không dám mong ngày người thân quay trở về? Những người hy sinh bản thân, quên mình cống hiến cho dân tộc, làm việc công ích, hành động thiện nguyện giúp người khác mà chưa bao giờ phiền lòng vì những thiệt thòi hay mất mát cho bản thân. Họ có hạnh phúc với những gì mình đã làm hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng, hạnh phúc chỉ tồn tại khi chỉ biết cho đi mà không mong nhận lại.
    Những tham muốn cũng làm cho người ta đau khổ. Tham vọng và mưu cầu làm người ta lao tâm khổ tứ, chạy theo những điều không có thực. Tham muốn này nối tiếp tham muốn kia, muốn cái này rồi lại đòi thêm cái khác, chẳng bao giờ thấy đủ. Lúc nào cũng thấy thiếu thốn và khổ đau vì không đạt được những gì mình muốn hay không được như người khác. Đáng sợ hơn, đôi khi người ta nhầm lẫn cái người khác muốn là cái mình muốn để lao theo giành giật, nhưng cuối cùng vẫn cảm thấy mình không hạnh phúc khi thiếu tình cảm, thiếu niềm vui, thiếu bạn bè, thiếu người thân và vô vàn những cái thiếu trong nỗi cô đơn đau khổ, chẳng bao giờ dừng. Có những người vì ham muốn, tham lam, đã đánh mất đi tất cả trong đó có cả tự trọng, lòng tự tôn và đánh mất cả tương lai trong chốn lao tù hay bị đày đọa trong kiếp luân hồi, chịu sự trừng phạt của nhân quả.
    Vậy đâu là chân hạnh phúc? Làm sao để hạnh phúc? Câu trả lời đơn giản vẫn là hướng về vô ngã và buông bỏ ham muốn, nhưng mấy người làm được? Người ta vẫn đau khổ mưu cầu “Tôi muốn hạnh phúc” mà không biết chỉ cần bỏ cái tôi, bỏ ham muốn thì hạnh phúc liền có mặt.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người