Phật dạy: Họa phước đau khổ của con người đều từ một chữ duy nhất này mà ra!

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía cạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp. Đối với Phật giáo, khái niệm về nghiệp không đơn thuần tượng trưng cho một chuỗi tiếp nối giữa những nguyên nhân ngẫu biến mang lại những hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu một cách thụ động, mà cũng không quan niệm nghiệp là một thứ định mệnh an bài mang tính cách tiền định và thiêng liêng. Thật vậy, nếu hiểu đúng những lời giáo huấn của Đức Phật thì nghiệp chính là một sự cảnh giác, một niềm hy vọng lớn lao, một cách ý thức trách nhiệm đối với chính mình và người khác.

    Phật dạy rằng tất cả mọi người sống trên cuộc đời chỉ có một chữ là “Khổ”, không ai thoát được khổ, người giàu hay nghèo, già hay trẻ đều khổ, nói chung, suốt cuộc đời người là khổ. Nếu kiếp con người là khổ thì thử hỏi ai làm chúng ta khổ và ai giải quyết được nỗi khổ này. Nếu Thượng đế làm chúng ta khổ thì hãy tìm Thượng đế để ngài giải quyết. Nhưng theo Phật dạy chính ta làm khổ ta, như vậy ta phải tự tháo gỡ cái khổ cho mình.

    [​IMG]

    Sống trên đời, mỗi người có một số phận riêng, cùng trong khó khăn, hoan nạn một số người vươn lên hoặc may mắn hơn thì có phúc. Còn những người không may gánh chịu những bất hạnh, khổ đau hay gạp tai ương thì là họa.

    Phước và họa đều do NGHIỆP

    Phước và họa không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải do ông trời. Bởi chẳng có đấng siêu nhiên nào lại bất công ban phúc cho người này lại giáng họa cho kẻ khác. Nghiệp được tạo ra có khi từ tiền kiếp mà ta không thể biết.

    Phước hay họa đều do nghiệp (hành động, tạo tác của con người thông qua suy nghĩ, lời nói, việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp. Tạo nghiệp xấu, ác thì gọi là bất thiện nghiệp hay ác nghiệp.

    Phật dạy, nhiều bệnh là do kiếp trước sát sinh quá nhiều. ướng mạo xấu xí là do thường hay phẫn nộ bất mãn, tâm sân hận. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ bất mãn, tâm nhu hòa, từ ái. Nghèo là do không bố thí, cúng dường. Giàu có là do đã bố thí, cúng dường. Ít uy quyền là do thói ganh tỵ, đố kỵ với người được quyền lợi, người được tôn kính. Nhiều uy quyền là do không ganh tỵ, đố kỵ. Sinh vào gia đình nghèo hèn là do tâm ngạo mạn, kiêu căng, thường khinh khi kẻ khác, không kính người đáng kính, không trọng người đáng trọng....

    [​IMG]

    Người ta sống trên đời không mấy ai thấy hạnh phúc trọn vẹn là bởi họ vẫn thiếu phước báo. Có cái này nhưng lại mất cái kia, niềm vui vì thế luôn khuyết thiếu.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh có dạy 10 phương pháp tạo phước đức cho mình và người, đây chính là cách kiến tạo đời sống an vui,hạnh phúcbền vững:

    1. Lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính.

    2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh.

    3. Có học, có nghề hay, biết hành trì giới luật, biết nói lời ái ngữ.

    4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thươnggia đìnhmình, được hành nghề thích hợp.

    5. Sống ngay thẳng, bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử không tỳ vết.

    6. Tránh không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành.

    7. Biết khiêm cung, lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo.

    8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi.

    9. Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn.

    10. Hành xử trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết, an nhiên.
    Theo khoevadep​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người