Phụ nữ sống thiện, sống lành, nhưng đến bao giờ mới được hưởng phúc báo?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Người ta nói sống thiện sống lành ắt có phúc báo, nhưng tại sao có người chờ mãi vẫn không thấy?

    Phúc báo là gì? Phúc báo của một người chính là quả báo tốt đẹp đến với người đó có nguyên nhân xuất phát từ một hành vi lương thiện trong quá khứ. Nói cách khác ngày hôm nay một người làm một việc làm tốt, trong tương lai một điều tốt đẹp cũng sẽ tự nhiên đến với người đó.

    [​IMG]

    Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực. Phúc báo có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báo đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.

    Phụ nữ làm việc tích phúc báo, không những là tích phúc cho bản thân, còn là tích đức cho gia đình. Người có phúc báo, tự nhiên sẽ có tác động đến sự giàu có của gia đình, cho dù được gả cho người nghèo thì cũng sẽ khiến người đó trở nên giàu có. Đây chính là tầm quan trọng của phúc báo.

    Không có phúc báo thì làm gì cũng không nên, đi xin ăn cũng không có ai cho. Còn nếu có phúc báo, dù đi tới đâu cũng đều có cái ăn, làm ngành nghề gì đều có thể kiếm được tiền.

    Có một câu chuyện xảy ra tại vương quốc Ba Tư vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, kể rằng:

    Quốc vương nước Ba Tư có một cô công chúa tên là Thiện Quang. Thiện Quang lớn lên xinh đẹp, đoan trang và rất được dân chúng yêu kính. Quốc vương Ba Tư rất hài lòng về công chúa và ngạo mạn nói: “Con được dân chúng yêu thích là nguyên nhân ở cha, có cha là quốc vương!”

    Công chúa Thiện Quang nói: “Thưa cha, đó là nhân duyên phúc đức của con! Không phải có nguyên nhân là ở cha đâu ạ!”

    Quốc vương Ba Tư hỏi con gái đến 3 lần liền, nhưng cả ba lần công chúa Thiện Quang đều trả lời như vậy.

    Vị vua vô cùng tức giận và đem công chúa gả cho một chàng trai nông dân nghèo khó khổ sở trong vùng, rồi nói với công chúa: “Để ta xem vì con cố gắng hay là vì có cha mà con được như vậy!”

    Sau khi công chúa được gả cho chàng trai nghèo, hai vợ chồng họ chăm chỉ, cố gắng làm việc. Chỉ mấy năm sau, họ trở nên giàu có, phú quý.

    Bấy giờ vua Ba Tư vô cùng kinh ngạc và liền đến hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni và được trả lời: “Trong quá khứ, công chúa Thiện Quang rất vui vẻ và sẵn lòng đem lương thực đến để nuôi dưỡng những người tu hành. Chồng của Thiện Quang không muốn vợ làm như vậy nên thường ngăn cản nàng. Thiện Quang nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện nuôi dưỡng người tu hành, chàng đừng ngăn cản thiếp’. Cuối cùng, người chồng cũng đồng ý để nàng làm việc này. Bởi vì, kiếp trước, Thiện Quang có tâm hành thiện như vậy nên kiếp này nàng rất giàu có. Còn chồng nàng bởi vì kiếp trước đã ngăn cản nên kiếp này nghèo khổ. Nhưng sau đó anh ta lại đồng ý nên khi gặp và làm chồng Thiện Quang, anh ta cũng trở nên giàu có”.

    Vua Ba Tư nghe xong liền hiểu ra tất cả.

    Quả thực người đã có phúc báo, tự nhiên sẽ có tác động đến sự giàu có của gia đình, cho dù được gả cho người nghèo thì cũng sẽ khiến người đó trở nên giàu có. Đây chính là tầm quan trọng của phúc báo.

    “Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện kinh huyền” là kinh nguyện của Địa Tạng Bồ Tát, vị Bồ tát được coi như Thần Đất, có tấm lòng rộng mở, trí đức sáng ngời, hướng chúng đệ tử tới con đường tu tập chân chính, che chở nhân sinh khỏi khổ ải yêu ma, tai chướng. Trong quyển kinh có nhắc nhiều tới hưởng phúc báo, luật nhân quả, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, đúng như đạo lý của Phật giáo.

    Ngày hôm nay chúng ta nhìn thấy người đại phú đại quý trên thế gian, đều là kiếp trước đoạn ác tu thiện, nhận được phúc báo, hiện tại đang hưởng phúc. Người đang hưởng phúc báo mà biết tu lành, khiêm cung thì tiếp tục có phúc, người vì hưởng phúc mà u mê, hồ đồ thì hết phúc đã tu kết thêm nghiệp báo, sau này phải gánh chịu.

    Vì thế, Phật pháp luôn nhắc nhở, duy trì độ cao cảnh giác, phúc hưởng có thì, tạo phúc mới bền lâu. Người tạo nghiệp khi phúc hết thì nghiệp đến, không thể dài lâu được. Kiếp trước tu nhân tích đức, có thiện căn mà kiếp này vì phú quý mà gieo ác nghiệp thì đến khi hưởng thọ hết phúc chẳng được bao lâu sẽ lại quay về chịu tội.

    Phật hiệu thường xuyên dạy chúng đệ tử, tam thế oán, đệ nhất sinh tu phúc, đệ nhị sinh hưởng phúc, đệ tam sinh sa đọa. Hưởng phúc mà không biết tu phúc, vì lẽ đó phúc không thể hưởng.

    Lúc nào có thể hưởng phúc? Đến chừng nào không mê muội, mức độ thấp nhất là được La Hán quả chứng, có thể hưởng phúc. Pháp thân đại sĩ hưởng đại phúc báo, tiến tới Thế Giới Cực Lạc. Lúc mà ta có thể hưởng phúc tốt nhất chính là lúc ta đang tiếp tục tạo phúc, vì cái phúc ấy là cái phúc lâu dài, bền vững, không bao giờ vơi cạn.

    Phúc báo đến khi phúc duyên đủ đầy, chưa chắc giàu có nhà cao cửa rộng đã là phúc. Bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc cũng là phúc. Phúc là không mê, phúc là tạo thêm phúc, lúc ấy hưởng vô tận, vừa hưởng vừa xây, đời đời tốt lành.
    Nguồn tin: Khỏe và Đẹp​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người