Tâm nóng giận làm hại đời chúng ta

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giận là sự bùng cháy khiến con người ta nóng nảy mất tự chủ. Khi cơn bùng cháy kéo dài mà không hết hẳn lại còn âm ỉ sôi sục bên trong thì gọi là hờn, trong người cảm thấy hờn mát hoài không nguôi thì đâm ra thù hằn và ghét bỏ dẫn đến oán giận. Oán giận lâu ngày thành ra thù hận rồi tìm cách trả đũa mà giết hại một cách tàn nhẫn.

    [​IMG]

    Người xưa nói: “Sân si nghiệp chướng không chừa, bo bo mà giữ tương dưa làm gì”? Sân là nóng nảy. Người có thói quen hay nóng nảy, gặp những việc trái ý nghịch lòng thì dễ nổi nóng lên, trong tâm bực tức khó chịu, ngoài mặt nhăn nhó, trông xấu xí khổ sở vô cùng.

    Sân có nghĩa là nóng giận bộc phát ra bên ngoài khi ta không hài lòng hay bất bình về một điều gì đó. Sân được biểu lộ qua những trạng thái như đỏ mặt tía tai, bực tức, la hét, xỉa xói, nguyền rủa, chửi mắng, đánh đập, thậm chí có thể giết người khi không làm chủ được bản thân.

    Song song với sân là hận, có nghĩa là hờn, là dỗi, còn gọi là oán hờn, bức rức, khó chịu trong tâm. Theo từ Hán Việt, ta gọi chung là “sân hận”, một trạng thái của tâm được thể hiện ra bên ngoài gọi là sân, âm ỉ sôi sục bên trong gọi là hận.

    Người nóng tính khi việc qua rồi sẽ không nhớ lại vì lời bộc trực họ nói rồi thôi, nhưng khi hận ai thì họ nhớ hoài, lâu ngày sinh ra thù ghét, mà đã thù ghét thì họ cố tình tìm đủ mọi cách để hại được người, nên mới gọi là hận thù. Nhất là những người làm chính trị; họ luyện tập để cơn giận không thể hiện ra bên ngoài, nhưng được đè nén, kìm hãm bên trong, nên đối phương không hề phá t giác. Hạng người này rất nguy hiểm, họ giết người không bằng gươm đao, giết không gướm tay vì quyền lực, danh vọng, và có thể giết luôn cả người thân nếu cần thiết để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình.

    Có một nhà vua nọ là người rất thích săn bắn, ông ta thường xuyên dẫn con chó đi theo mỗi khi đi săn, bởi vì nó giúp cho vua bắt được nhiều thú. Con chó ấy đã được nhà vua nuôi từ khi còn bé và đã huấn luyện nó trở thành một con chó săn mồi vô địch và vô cùng trung thành.

    Khi vừa vào đến bìa rừng là con chó chạy nhanh và đánh hơi các con mồi, khi thấy mục tiêu nó sẽ tìm đủ mọi cách tiêu diệt con mồi hoặc khống chế để báo hiệu cho nhà vua biết. Chuyến đi săn hôm ấy thất bại, nhà vua cùng mọi người không săn được nhiều thú như thường ngày, nên nhà vua rất bực tức và khó chịu. Cả đoàn tùy tùng đều rất mệt mỏi nên nhà vua cho họ về trước, còn mình ông ta và con chó trung thành tà tà về sau.

    Đi được một chút thì nhà vua thấy khát nước, ông ta ra hiệu cho con chó chạy đánh hơi tìm nguồn nước. Đi được một đoạn nhà vua mới thấy có dòng nước chảy từ khe đá, trong cơn khát nhà vua lấy chiếc cốc trong túi ra và hứng nước để uống.

    Khi con chó chạy về thì thấy nhà vua đã hứng đầy cốc nước và chuẩn bị đưa lên miệng để uống, nó liền lao đến dùng chân đẫy văng cốc nước. Nhà vua tức giận quá nhưng kiềm chế được nên nhặt chiếc cốc lên và hứng tiếp nước để uống, một lần nữa cho chó chạy lại hất đổ cốc nước. Lần này thì nhà vua không còn dằn nỗi cơn giận nên đã rút kiếm ra quát lớn: “Này con chó yêu quý, sao nhà ngươi dám phạm thượng, ta sẽ cho ngươi một đao bây giờ”. Vừa nói xong nhà vua định cầm cốc nước để uống, thì con chó vẫn chạy đến hất đổ cốc nước và chỉ bằng một nhát kiếm, con chó bị chặt đứt ra làm hai.

    Chuyện gì cũng đều có nguyên nhân của nó, chúng ta hãy tìm hiểu cho kỹ càng khi có những sự việc xảy ra và khi chúng ta biết kiềm chế, nhất định ta không được hành động khi đang tức giận, có thể chúng ta sẽ phải hối hận cả đời vì sự nóng giận của mình.

    [​IMG]

    Ai mang tâm niệm thù hận này vào lòng mà không biết cách buông xả, trước nhất sẽ làm cho chính mình bất an, bực tức, khó chịu mỗi khi gặp hoặc nghe nói đến người đó. Hạng người này thật sự đáng thương hơn là đáng ghét. Họ bị vô minh, mê muội che lấp, nên dù có học Phật pháp nhiều năm họ cũng cố chấp y như vậy, bởi những thói quen sân giận.
    Họ luôn thấy mình là thầy thiên hạ, càng ở chùa lâu càng si mê, sân hận, chấp trước, bám víu, và dính mắc vào đó. Người mang tâm niệm hận thù như thế trước mắt chưa hại được ai, mà đã tự hại chính mình, có khác gì kẻ đốt đuốc mà đi ngược chiều gió vậy. Kẻ ngu cũng sẽ như thế, chưa hại được ai mà đã tự đốt mình bằng ngọn lửa sân hận bốc cháy bên trong.

    Nóng giận là thói quen thông thường của nhiều người, nhưng giận mà biết điều phục cơn giận, hay chuyển hóa cân bằng cơn giận thì lại rất khó đối với phàm phu, tục tử chúng ta. Có người vì chút nóng giận mà ôm hận cả đời, thề chết đem theo chứ một lòng không dứt. Cũng như kẻ ngu, nhất quyết trả thù dù phải chết trước nhưng lòng vẫn vui mà không hề buồn phiền. Hắn chỉ mong sao kẻ thù phải chết là được rồi, hắn không cần cầu mong gì hơn. Đúng là ngậm máu phun người dơ miệng mình, như kẻ ngu xịt thuốc trừ sâu, lại đứng ngược gió để hứng trọn bao nhiêu chất độc, nhẹ thì sơ cứu, nặng thì tàn tật, hoặc chết người như chơi.

    Khi tham hoặc ham muốn cái gì mà không được như ý thì ta tức tối, nổi giận, la hét, mắng chửi, đó gọi là "nóng giận". Khi lửa sân bùng phát quá mạnh khiến cho ta mất hết tự chủ, có thể dẫn đến la hét chửi bới rồi thượng chân hạ cẳng, hoặc dùng khí giới để sát hại kẻ đã làm trái ý ta. Mắng chửi rồi đánh người, giết người cho hả cơn tức giận, để rồi sau đó mới ăn năn hối hận thì đã quá muộn màng.

    Khi gặp chướng duyên hay nghịch cảnh, trước hết ta nổi nóng lên, kế đó sanh ra tức giận nghẹn ngào, nói chẳng ra tiếng, hoặc tuôn ra nước mắt lộ ra gương mặt hầm hừ, bộ dạng hung hăng, mất tánh ôn hòa nhã nhặn. Vì tức giận nên mới đánh đập chưởi mắng người, làm những điều tội lỗi. Vì tức giận mà ta đập bàn, vỗ ghế, la ó ray rà, mất hết tư cách của người Phật tử. Vì tức giận mà chúng ta có thể đánh người một cách tàn nhẫn chẳng biết thương tiếc, có khi không kiềm chế được cơn giận ta tự đánh mất chính mình để làm tổn thương người khác.

    Chính vì vậy trong các phiền não, sân hận, nóng giận là tai hại nặng nề nhất, vì có thể đưa đến tội ác trong chớp nhoáng do chửi mắng rồi đánh người, giết người. Một niệm sân khởi lên có thể đốt cháy trăm ngàn rừng công đức mà ta đã gieo trồng từ trước đến nay, sự nghiệp tiêu tan, thân bại danh liệt. Cùng họ hàng với sân gồm có: bực, tức, giận, hờn, oán, thù hằn, ghét bỏ. Khởi đầu của sân là bực. Bực mà không giải tỏa được thì sinh ra tức. Tức quá không kiềm chế được sinh ra giận.

    Giận là sự bùng cháy khiến con người ta nóng nảy mất tự chủ. Khi cơn bùng cháy kéo dài mà không hết hẳn lại còn âm ỉ sôi sục bên trong thì gọi là hờn, trong người cảm thấy hờn mát hoài không nguôi thì đâm ra thù hằn và ghét bỏ dẫn đến oán giận. Oán giận lâu ngày thành ra thù hận rồi tìm cách trả đũa mà giết hại một cách tàn nhẫn.

    Người Phật tử chân chính phải biết kiềm chế sự nóng giận để không xãy ra tai nạn đáng tiếc, bằng cách quán tình thương, quán từ bi và thấy ai cũng là vị Phật hiện tại và tương lai, nên ta dễ dàng điều phục được cơn giận.
    Theo Đạo Phật Ngày Nay
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người