Tâm rộng bao nhiêu, niềm vui nhiều bấy nhiêu, bao dung càng nhiều, có được càng nhiều…

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giữa người với người, thêm một sự thông cảm thì sẽ bớt một chút hiểu lầm. Giữa tâm với tâm, có thêm một phần bao dung, sẽ bớt đi một số tranh chấp.

    Đừng dùng cái nhìn và nhận định của bản thân, đi đánh giá một người, phán đoán đúng sai của một sự việc. Đừng yêu cầu quan điểm của người khác phải giống với bạn, đừng kỳ vọng người khác có thể hoàn toàn thấu hiểu bạn, mỗi người đều có tính cách và quan điểm của mình.

    Con người luôn luôn quá xem trọng bản thân mới lo lắng được mất, cảm thấy mọi người cần phải hiểu mình. Thật ra, làm người phải xem nhẹ bản thân, bớt tự ngã một chút, nghĩ cho người khác nhiều hơn một chút, mới có thể cảm nhận được niềm vui. Có câu tâm rộng bao nhiêu, thì niềm vui nhiều bấy nhiêu, bao dung càng nhiều, có được càng nhiều.

    Đừng ở sau lưng nói xấu người khác, đừng để ý bị người ta nói. Người không có tài năng gì thì không được nói tới, càng là người xuất sắc thì lại càng bị người ta nói. Trên đời không có chuyện nào không bị bình luận, cũng không có người nào không bị phê bình.

    [​IMG]
    Có câu tâm rộng bao nhiêu, thì niềm vui nhiều bấy nhiêu. (Ảnh minh hoạ: internet)


    Miệng lưỡi của người khác thì chúng ta không cách nào kiểm soát được, nhưng chúng ta có thể dùng một trái tim thản nhiên để đối diện với tất cả phiền muộn. Tâm tĩnh thì mới có thể nghe thấy âm thanh của vạn vật, tâm thanh thì có thể nhìn thấy bản chất của vạn vật (Tâm tĩnh: Trong lòng rất yên lặng, không nghĩ tưởng những vấn đề phức tạp. Tâm thanh: Trong lòng là một sự trong sáng tuyệt đối, không chứa những ý nghĩ xấu xa hay tiêu cực).

    Lắng tâm của mình lại, yên lặng nhìn mọi sự biến đổi. Tiếp xúc với người khác, cần phải chú trọng để ý cách đối đãi. Có một số chuyện, phải nhịn, không được tức giận, có một số người, phải nhường, không được oán hận trách móc.

    Chịu thiệt một chút trong lời nói thì đã sao, nhường họ vài phần thì đã sao. Ai ai cũng cần được tôn trọng, ai ai cũng khao khát được thấu hiểu. Nước sâu không lời, người vững không nói. Học cách làm nguội tính cách, học cách kìm chế cơn giận khi đối mặt với việc không hài lòng.

    Mọi chuyện không thể quá giỏi, quá giỏi không đường đi; đối với người khác không thể quá khắt khe, quá khắt khe không có bạn. Biết cách nhường nhịn, là thể hiện khí chất; biết bao dung, là thể hiện sự độ lượng. Mọi chuyện không cầu thập toàn, chỉ mong tận tâm; vạn sự không cần viên mãn, chỉ mong tận lực.

    Có một số chuyện, cố gắng hết mình mới biết thành tích, phấn đấu một chút mới biết tiềm năng của mình. Hoa nhạt tao nhã, nước nhạt vị thật, người nhạt thuần khiết. Làm người phải biết ‘nhạt’, nhạt mà thơm lâu. Không tranh, không tranh giành, không nịnh nọt, không diêm dúa, không thô tục.

    [​IMG]
    Hoa nhạt tao nhã, nước nhạt vị thật, người nhạt thuần khiết. (Ảnh: internet)


    Trong nhạt là mùi vị thật, trong nhạt có hương thơm thật. Nếu tâm không lo nghĩ, thứ gì phiền nổi bạn? Nếu người không lưu luyến, ai làm khổ được bạn? Nguyên nhân của đau khổ bởi vì so sánh, nguyên nhân của phiền não chính là ở tâm.

    Điềm tĩnh – chắc chắn không tổn thương, thản nhiên – chắc chắn không phiền muộn. Dục vọng là nước đang sôi sục trong nồi, lòng người là trà trong ly, nước vì nhiệt lượng của lửa mà sôi sục, lòng người vì thành ly mát lạnh mà không hoảng sợ. Khi dục vọng gặp cái lạnh, trong tâm trầm tĩnh, thì sẽ không còn phiền muộn.

    Khiếm khuyết của bản thân, không thể giấu, càng giấu càng khuyết; sở trường của bản thân, không thể khoe, càng khoe càng ít. Lúc được như ý đừng khoe khoang, lúc không như ý đừng chán nản. Hoa không nở trăm người, không buồn trăm ngàn, ba phần nhờ may mắn, bảy phần nhờ bản thân, từng cố gắng là được, đã tận tâm là được, kết quả không phải là mục đích cuối cùng, sự trải nghiệm của quá trình, mới là cảm ngộ thật nhất.
    Châu Yến (biên dịch) - Theo Đại Kỷ Nguyên
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người