Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện.

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Trước kia tôi có kết giao với một số người khéo mồm khéo miệng, giỏi biện luận, lúc ấy tôi cho rằng đó là một loại tài năng, cũng không thật sự suy nghĩ kỹ về quan hệ giữa giỏi biện luận và thiện ác ra sao.

    [​IMG]
    Sau này lại kết giao với một số người nhẫn nhục không tranh luận, ít nói không tranh giành, mới nhận ra cảnh giới tinh thần giữa họ sai khác rất nhiều.
    Cho đến một ngày, đọc được một câu cuối cùng trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử: “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (đạo của Thánh nhân, là làm mà không tranh giành), mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. Đúng vậy! Bao biện sắc sảo thật ra cũng không phải thật sự có tài năng, nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.
    “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” là một câu trích trong “Đạo Đức Kinh – Chương 81”, nguyên văn là: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện. Tri giả bất bác, bác giả bất tri.”
    Ý nói là: Lời thành thật không nhất định sẽ êm tai, lời nói êm tai không nhất định sẽ thành thật. Người tốt trên thế gian sẽ không nói lời ngon ngọt, người nói hay không nhất định là người tốt. Người khôn ngoan không nhất định sẽ thông thái, người có kiến thức rộng rãi không nhất định sẽ thật sự khôn ngoan. Trọng điểm học tập của cuộc đời nằm ở chữ “Làm” mà không ở chữ “Biện” (Tranh luận – biện luận).
    Chân lý không cần phải tranh luận thắng thua mỗi ngày. Suốt ngày tranh luận hơn thua không ngớt, cũng chưa chắc có thể tranh luận ra chân lý. Hết thảy chân lý và chính đạo, chỉ có chính thức dụng tâm mà làm, mới có thể thật sự lĩnh ngộ.
    Khổng Tử trong “Luận Ngữ – Lý Nhân” nói: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành.” (Người quân tử không nên nói nhiều mà quan trọng ở việc làm). Trong “Luận Ngữ – Học Nhi” còn nói: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn” (Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an ổn, chăm làm mà cẩn trọng trong lời nói). Từ đó có thể thấy, trong cuộc sống nên nói ít làm nhiều, điểm này thì chủ trương của Khổng Tử và Lão Tử là hoàn toàn nhất trí.
    Vì vậy, bất kể là học tập trong cuộc đời hay các hoạt động xã hội, dù làm bất cứ việc gì cũng đều nên làm đến nơi đến chốn, không thể chỉ nói êm tai ngon ngọt mà không có hành động thực tế.
    Suy ngẫm sâu thêm mà nói, người thiện có năng lực không cần cùng người khác biện luận, sẽ không chỉ dùng ngôn từ đi tranh luận để chứng minh mình đúng, dù đối mặt với phỉ báng hay công kích xúc phạm thân thể, thì họ cũng có thể dùng hành động để chứng minh sự vô tội và thanh bạch của chính mình.
    Người nhẫn nhục không tranh luận thường thường đều vùi đầu làm việc, người đó nhất định có một nội tâm không tranh quyền thế hơn thua. Trái lại, những người giỏi tranh luận hơn thua với người khác không nhất định là người thật sự có năng lực, dẫu cho họ cứ tranh luận khắp nơi với người khác về năng lực của bản thân, còn người lương thiện thật sự không cần lời hay tiếng ngọt để nhận được khen ngợi từ người khác, nói suông mà không có hành động thực tế là hành vi của kẻ vô tích sự.
    Tu khẩu đức (tu cái đức trong lời nói) trước tiên cần rời xa sự ba hoa khoác lác, không tùy tiện bình phẩm người khác; chân thành đối xử với mọi người, thiện chí giúp người, gặp lúc trắc trở ma nạn thì nhẫn nhịn không tranh luận, mới chính là chỗ hành xử của chính nhân quân tử.​
    Vậy sao? (vô ngã, vô chấp)
    Thiền sư Hakuin là một Tăng sĩ được cư dân quanh vùng ca tụng và kính trọng như một ông Phật sống.
    Gần tịnh thất của sư có một thiếu nữ rất đẹp. Một hôm, cha mẹ mỹ nhân chợt khám phá con mình có mang.
    Qua biết bao là phiền phức, mỹ nhân thú thật rằng: Thiền sư chính là người tình vụng trộm của mình. Bao nhiêu danh thơm tiếng tốt của sư đều đổ xuống bùn nhơ cả. Bà mẹ dẫn cô gái đến gặp thiền sư. Đáp lại trận mưa ngôn ngữ thịnh nộ của khách. Sư chỉ mở mắt hỏi: Vậy sao?
    Khi đứa bé chào đời, nó được bà ngoại mang đến tịnh thất với những lời sỉ vả cay đắng kèm theo. Từ dạo đó cư dân thường thấy thiền sư đi trì bình với một đứa bé trên tay.
    Sư nuôi nấng đứa trẻ rất tử tế…chú bé lớn lên rất bụ bẫm…chú tập bò, đứng và đi lẫm đẫm quanh chiếc thiền sàng của Sư. Chỉ khi nào đứa bé ngủ sau, sư mới đi tọa thiền được.
    Hơn một năm sau, mỹ nhân thú thực rằng: Cha chú bé không phải là thiền sư Hakuin.
    Sau bao nhiều lời sám hối dài dòng và phiền toái. Thiền sư trao đứa bé lại cho bà ngoại chú, cũng với hai tiếng: “Vậy sao?”.
    Ngôi tịnh thất im lìm trở lại, vắng bặt tiếng u ơ của trẻ thơ và thiền sư đi trì bình chỉ vỏn vẹn cái bình bát.
    Cư dân lại ca tụng và kính trọng sư như một ông Phật sống.

    Thiền sư nuôi dạy đứa bé nên người nên về sau chú bé thọ Sa-Di, thọ Tỳ Kheo sau đó chú bé cũng là một Thiền sư tài giỏi"
     
    Last edited: 12/5/16

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người