Thiếu gia nức tiếng đi tu ở Sài Gòn đã từ bỏ tất cả những địa vị, danh vong để quy uy nơi cửa phật. Với pháp danh “Thiện Duyên”. Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội truyền nhau về thông tin một vị thiếu gia trẻ tuổi có khối tài sản khó có ai có thể mơ ước được. Thế nhưng, cậu thiếu gia này từ bỏ tất cả những địa vị, danh vong đó để quy uy nơi cửa phật. Với pháp danh “Thiện Duyên”, hiện vị thiếu gia này đang tu dưỡng, khổ luyện tại một ngôi chùa ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Thiếu gia nức tiếng đi tu ở Sài Gòn khiến dư luận dậy sóng. Ảnh minh họa. Từ bỏ danh vọng Rằm tháng Giêng đầu năm 2015, trong dịp đi thắp nhang tại chùa Bửu Quang, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Đúng dịp này, chùa Bửu Quang đang diễn ra đại lễ thường niên mừng ngày Rằm tháng Giêng. Chùa có hàng trăm tăng ni, phật tử, cùng các vị đại biểu, và đông đảo bà con về dâng hương lễ phật cầu an, may mắn cho một năm mới làm ăn phát tài. Chùa Bửu Quang được biết đến với việc sách kỷ lục Guiness Việt Nam, đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên của phật giáo nguyên thủy hệ phái Nam Tông tại nước ta. Trong lúc thắp nhang chùa, chúng tôi tình cờ gặp được vị sư trẻ với pháp danh “Thiện Duyên” - vị thiếu gia nức tiếng đi tu ở Sài Gòn. Cuộc trò chuyện ngắn với vị sư trẻ này, chúng tôi mới biết đây là người vốn sinh ra trong một gia đình quý tộc mà cộng đồng mạng đang xôn xao. Hằng ngày, dù bận rộn với công việc nhà chùa nhưng sư “Thiện Duyên” vẫn dành chút thời gian để chia sẻ về hành trình quy y cửa phật đầy trắc trở của mình. Bất ngờ hơn, khi chúng tôi được biết vị sư vốn không phải là một thiếu gia chán chường cuộc sống giàu sang như mọi người đồn đại. Sư cũng không phải là chàng thanh niên từng học chuyên toán, tin, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Quốc gia Moskva”. Vị sư “Thiện Duyên” cười nói: “Sư cũng không rõ vì sao lại có thông tin như vậy nữa. Do lâu rồi sư không dùng địa chỉ Facebook cũ nên mọi người có sự hiểu nhầm gì đó”. Nhưng với thành tích học tập và địa vị của vị sư trẻ này nói ra cũng khiến tất cả chúng ta vô cùng ngạc nhiên. Theo lời kể, sư có tên tục thế là Lâm Dung K. (SN 1982), trong một gia đình có cha mẹ là những thương gia lớn ở thành phố Vinh, (Nghệ An). Thủa thiếu thời, K. đã có cuộc sống sung túc. Là đứa con đầu lòng, K. đã được bố mẹ cho thừa hưởng nhiều khối tài sản lớn có giá trị trong nhà như nhà lầu, xe hơi, nhưng chưa bao giờ K. ỷ lại vào địa vị và danh vọng đó. Thời còn đi học, K. là một trong những học sinh giỏi của trường. Sau khi kết thúc thời học sinh, K lên học ở Học viện Biên phòng. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Việt Nam, K. tiếp tục đi du học nước ngoài. Khi ra trường, K. được giữ lại làm việc ở nước ngoài, suy nghĩ dằn vặt mãi, cuối cùng K. quyết định từ chối trở về Việt Nam phụ giúp bố mẹ công việc kinh doanh. Để thành thạo hơn trong việc quản lý, K. sang Trung Quốc tiếp tục theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Xong khóa học, anh quay về nước phụ công việc cùng bố mẹ. Với những kiến thức mình học hỏi ở nhiều nước khác nhau, K. đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc kinh doanh và anh đã vạch ra cho mình kế hoạch cụ thể để chí hướng làm ăn, từ đó cậu ngày càng thành công trong công việc, công ty ăn nên làm ra như diều gặp gió. Kể về thời “niên thiếu” của mình, vị sư trẻ, cười bảo: “Với sư như vậy đâu phải là “đại gia”, nhưng gia đình cũng thuộc diện có của ăn của để. Thời trước, sư được đi du học nước ngoài, tu nghiệp ở các nước phát triển nên tư tưởng tương đối thoải mái. Thời nhỏ, sư có đam mê muốn được ngồi trên những chiếc xe phân khối lớn, lúc trước sư cũng thuộc tay “chơi” có số ở Vinh. Nhưng những chiếc xe của sư dùng cũng chưa đạt cấp độ gọi là siêu xe… điện thoại xịn… đều là của bố mẹ sư sắm cả. Sau này không đam mê nữa, sư nhường khối tài sản đó cho bố mẹ mình. Kể về cuộc sống lúc trước của sư “Thiện Duyên”, nhiều lúc sư không muốn nhắc nhiều về quá khứ. Nhưng với cách trò chuyện của sư, chúng tôi cũng thấy được địa vị, danh giá của sư cũng không phải là “dạng vừa”. Sư “Thiện Duyên” còn một em trai đang du học ở Anh, cô em gái làm việc trong cơ quan Nhà nước. Ẩn mình nơi cửa phật Việc quy uy của sư “Thiện Duyên” là những trăn trở, suy tư của một chàng trai tài năng, lương thiện, bén duyên nơi cửa phật thanh tịnh. Sư “Thiện Duyên” cho biết, bản thân sinh ra trong một gia đình truyền thống Phật giáo. Lúc nhỏ, nhiều lần được bố mẹ cho theo vào cửa phật thắp nhang. Cha mẹ sư hay làm từ thiện. Ngoài việc cha mẹ sư bỏ tiền túi ra làm từ thiện, bố còn đứng ra quyên góp tiền từ các nhà hảo tâm để hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn. Sư luôn tâm niệm rằng, việc đi du học không chỉ giúp mở mang kiến thức, mà còn để mình hiểu hơn về văn hóa, con người ở các nước phương Tây họ phát triển như thế nào, để từ đó mình biết hoàn thiện bản thân hơn. Hơn nữa, mình biết quý giá những giá trị của người Việt Nam mình. Lúc nhỏ, sư hay có thói quen độc nhiều kinh phật, những lời dạy của nhà phật. Sư “Thiện Duyên” kể, ở miền Bắc, hay miền Trung, Phật giáo Bắc Tông rất phát triển. Sau thời gian học hỏi, tìm hiểu, sư muốn vào Nam để tìm hiểu rõ hơn hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam Tông như thế nào. Lúc mới bắt đầu vào Nam, sư đi thăm nhiều chùa ở miền Nam để học hỏi thêm, lúc đó sư chưa có ý định vào chùa quy uy nơi cửa phật. Không hiểu sao, khi sư bước vào tổ đình Bửu Quang và may mắn được tiếp xúc với thượng tọa Thiện Minh trụ trì tại đây. Thượng tọa là người đầu tiên giảng giải cho sư những điều sâu sắc ẩn chứa bên trong Phật giáo nguyên thủy Nam Tông. Nhận thức được sự giảng dạy thấu đáo của thầy chủ trì, tự nhiên trong lòng sư muốn ở lại chùa, và cũng từ đó, sư xuống tóc quy uy tại chùa Bửu Quang, sư nghĩ đây cũng như một “duyên nợ” của sư. Chưa từng gặp phải bất cứ biến cố hay trở ngại gì trong cuộc sống để rồi xuống tóc như mọi người đồn đoán. Phải chăng đó là sự ngộ đạo, sự bình tâm để loại bỏ được cái gọi là danh vọng, để rồi trở thành con người tục thế. Sư “Thiện Duyên” chia sẻ, quyết định vào cửa thiền của mình khổ luyện tuy cha mẹ không đồng ý, nhưng cũng không cấm cản sư làm điều này. Bố ẹm là người mộ đạo và am hiểu những quy tắc tu tập của hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam Tông nên muốn cho sư có những trải nghiệm. Theo lời sư, việc mình khổ luyện, tụng kinh niệm phật không chỉ giúp cho tâm hồn thanh thản, thoải mái, mà còn cầu an cho chúng sinh, cũng như phúc đức cho gia đình, người thân. Có lẽ người tục thế trả hiếu cho cha mẹ bằng những thứ hành động hay thứ khác thì với sư, đệ tử phật môn lại khác. Khi đã ngộ đạo thì việc từ bỏ thói quen sinh hoạt của một “thiếu gia” có cuộc sống sung túc trước đây là điều hết sức dễ dàng. Từ ngày mới vào chùa đã tuân thủ nghiêm ngặt các giới luật của hệ phái, ngoài việc ăn chay, niệm phật, cầu nguyện, sư còn theo các đệ tử khác đi khất thực, phổ độ, cầu bình an, hạnh phúc cho chúng sinh. Sư Thiện Duyên cho biết: “Trong hệ phái nguyên thủy Nam Tông có nhiều quy định tu tập khác với phái khác. Dù sư đã xuống tóc quy y nhưng đây chỉ là giai đoạn trải nghiệm, thử thách tạm thời. Hết khoảng thời gian này nếu còn duyên với cửa phật mới quyết định xuất gia hay không. Sư xem đây là cơ hội để tịnh tâm. Sau này, nếu phải trở lại với cuộc sống tục thế, sư sẽ có được cái nhìn toàn vẹn hơn vì sự tu tập luôn hướng con người tìm đến giá trị nhân bản tốt đẹp của ông bà ta, nó là cơ sở hình thành cái “chân, thiện, mỹ”. Xuất gia gieo duyên Thượng tọa Thiện Minh, trụ trì chùa Bửu Quang cho biết: “Việc sư “Thiện Duyên” xuống tóc quy y chỉ là hình thức tu gieo duyên. Do đó, Phật giáo nguyên thủy Nam Tông có quy định cho các đệ tử được phép tu gieo duyên. Nghĩa là họ được phép quy y trong khoảng thời gian nhất định, kéo dài 1-2 tháng, thậm chí một năm. Trong quá trình tịnh tâm, khổ luyện, nhận ra những giá trị cao đẹp trong triết lý nhà phật đệ tử lại hoàn tục, trở về với cuộc sống trước đây của mình. Chùa Bửu Quang không chỉ có sư Thiện Duyên, mà còn có rất nhiều đệ tử khác tham gia tu gieo duyên”.