Muốn thoát khỏi cái nghèo trước hết hãy thoát được tư tưởng của chính mình.... Thế nào là giàu có? Khó mà định nghĩa cho chính xác giàu là gì. Kẻ có một trăm cho cuộc sống tạm đủ, nhưng khi thu nhập hơn số tiền thường có, người bạn châm biếm – lúc nầy mày giàu rồi. Nhà cao cửa rộng xe cộ máy móc, tiện nghi hiện đại, được xem là giàu, nhưng thực sự nợ vây tứ phía, tạm gọi là sang chứ chưa phải là giàu. Người xài sang như thế cũng đồng nghĩa là nghèo, vì tài khoản trống rỗng. Người có mức thu nhập thấp, nhưng tiêu xài dè xẻn, chi tiêu dưới mức thu nhập để tích lũy lâu ngày dài tháng, có dư cũng được xem là giàu. Giàu so với mức thu nhập mà không phải nợ nần. Đó là nói về vật chất, về lợi nhuận chứ không nói đến tâm lý, tình cảm, niềm tin tôn giáo… Đó là giàu theo quan niệm thế tục. Người có trăm triệu gọi là giàu so với người có tài sản ít hơn, nhưng người có trăm triệu vẫn chưa gọi là giàu so với người có hàng tỷ bạc. Như vậy giàu chỉ là ước lệ tương đối. Tuy vậy, việc làm giàu theo quan niệm từng cá nhân, đều có mẫu số chung theo một tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Người giàu do làm ăn chân chính bằng đôi tay và khối óc, được đức Phật khen ngợi, khuyến khích, chẳng những thế, kế hoạch tồn tại lâu dài cho việc sung túc vật chất, tiền của, được đức Phật dạy rất kỹ. Không bao giờ mong giàu Thường con người ai cũng khát khảo được giàu có, nên khi chưa đạt được họ sẽ dằn vặt, đau khổ. Nhiều người cứ nghĩ rằng giàu có mới có khả năng làm phước, nhưng không phải vậy. Chúng ta phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có. Nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, nên phải sám hối Quá khứ có những sai lầm nên cần phải sám hối. Sám hối ở đây là phải có thái độ đúng, phải biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ. Nhờ nghèo khổ mà yêu thương được mọi cảnh khổ trên đời Hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên. Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên. Vì những người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua. Dù nghèo vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”. Người nghèo làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc. Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên. Theo Khoevadep