Trong nhân tướng học, có câu: “Tướng tùy tâm sinh”, tức là nói nội tâm của một người là như thế nào thì sẽ có tướng mạo như thế ấy. Tướng mạo một người không phải suốt đời sẽ không thay đổi mà sự thay đổi trong tâm tính cũng sẽ khiến tướng mạo, vận mệnh thay đổi theo. Vào những năm triều đại nhà Thanh, có một thư sinh hiếu học lên tỉnh tham gia một cuộc thi. Sau khi làm bài thi xong, anh ta rất hài lòng và ở lại nơi ấy để chờ đợi công bố kết quả. Một hôm, anh ta đi qua một ngôi chùa nên ghé vào dạo chơi. Trong chùa có một người kiếm sống bằng nghề xem tướng. Thư sinh này đi đến trước mặt vị thầy tướng này và hỏi xem đường công danh của mình sẽ thế nào. Vị thầy tướng nói: “Tướng cốt của thư sinh vừa lạnh lẽo lại vừa mỏng nên sẽ sống nghèo khổ. Cho dù là thư sinh có tài học như Ban Cố hay Tư Mã Thiên, văn hay hơn cả Hàn Dũ và Âu Dương Tu thì cũng rất khó thành danh.” (Ban Cố và Tư Mã Thiên là hai nhà sử học còn Hàn Dũ và Âu Dương Tu là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc.) Vị thư sinh này nghe xong lời phán của thầy tướng hoàn toàn không tin. Nhưng sau khi kết quả thi được công bố thì quả nhiên, anh ta không đỗ. Thời gian ngắn sau, thư sinh này lại đi đến ngôi chùa để hỏi về vận mệnh cả đời của mình sẽ như thế nào. Thầy tướng nhìn anh ta và nói: “Tướng cốt của ngài như vậy thì sao có thể nói tốt cho thư sinh được đây? Tuy nhiên, nếu cứ cố gắng để công danh được tốt hơn thì không bằng nỗ lực mà hành thiện, tích âm đức. Như vậy mới có thể cải biến được vận mệnh mà thôi!” Trên đường trở về nhà, thư sinh vừa đi vừa tự lẩm bẩm nói: “Ta đã nghèo như vậy mà còn phải giúp đỡ người khác, làm việc tốt thì làm sao mà làm được đây?” Anh ta cứ do dự mãi, nghĩ đi nghĩ lại như vậy rất nhiều ngày mà không thay đổi chủ ý của mình. Một hôm, anh ta đột nhiên nghĩ: “Ta từng gặp một số người dạy học, dạy học trò những điều không phải Đạo. Thật là có tội to lớn! Từ hôm nay ta sẽ chăm chỉ nghiên cứu về đạo lý dạy học, thông qua cách này mà tích đức, cũng xem như không đến nỗi nào.” Ba năm sau, thư sinh lại đi thi. Anh ta đến ngôi chùa tìm vị thầy tướng năm trước. Sau khi nhìn tướng thư sinh, thầy tướng nói: “Thư sinh tinh thần no đủ, tươi sáng, kỳ thi này, thư sinh đỗ đạt là không còn nghi ngờ gì nữa.” Đến lúc công bố kết quả, quả nhiên là vị thư sinh kia đã có tên trên bảng danh niêm yết. Lúc này, thư sinh lại đến chùa gặp vị thầy tướng và hỏi: “Sao lúc trước ông xem tướng nói rằng vận mệnh của tôi ảm đạm như vậy, mà bây giờ tôi đã được như mình mong muốn.” Vị thầy tướng nói: “Tôi không nhớ tiên sinh!” Vị thư sinh đem chuyện cách đó ba năm ra kể lại một lượt cho thầy tướng nghe. Thầy tướng nghe xong nói: “Ngoại hình và tướng cốt của tiên sinh toàn bộ đều đã thay đổi rồi. Dụng tâm nghiên cứu đạo lý dạy học vì người khác, chẳng phải là làm việc tốt tích âm đức đó sao?” Bởi vậy có thể thấy, đức hạnh mới là cội nguồn hạnh phúc của con người. Vận mệnh của một người tốt hay xấu đều là tự làm tự nhận. Trên đầu ba thước có thần linh! Trong tâm luôn có thiện niệm, đặt tín tâm vào làm thì tuy rằng người khác không nhìn thấy nhưng Thần linh sớm đã biết rồi. Phàm là việc gì thuận Thiên lý, hợp lòng người thì nên nỗ lực thực hiện. Còn việc gì là vi phạm Thiên lý, trái với lòng người thì phải biết cảnh giới không làm. Giữa thiện và ác, chính và tà nếu có thể lựa chọn đúng thì mới bảo tồn được phúc báo lâu dài. Theo Đại Kỷ Nguyên Tình yêu không có lỗi, lỗi tại... Nam Mô A Di Đà Phật