Vì Sao Con Người Luôn Cảm Thấy Thiếu Hạnh Phúc?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Ai ai cũng muốn sống hạnh phúc, nhưng không mấy người cảm thấy họ có đủ hạnh phúc trong cuộc đời này.

    Một cuộc sống hạnh phúc như trong mơ là điều mà con người ai cũng hướng tới. Tuy nhiên thực tế lại quá phũ phàng so với ước mơ tuyệt vời đó, khi đa số nhân loại luôn chán nản và phàn nàn về những lo toan, buồn phiền trong cuộc sống thay vì niềm hạnh phúc mà họ mong muốn.

    Vì sao con người ít thấy hạnh phúc? Nhẽ nào chúng ta không thể hạnh phúc? Câu hỏi tưởng chừng như nan giải này thực ra có lời giải đáp. Vấn đề nằm ở chỗ người ta có muốn theo đuổi hạnh phúc thực sự hay không.

    Tại Mỹ, một tổ chức thiện nguyện đã điều tra niềm hạnh phúc của công dân 22 quốc gia trên thế giới và phát hiện ra rằng, người Mỹ hạnh phúc nhất thế giới, với tỷ lệ 46%. Không phải toàn bộ những người đang sống ở Mỹ đều giàu có và viên mãn. Có rất nhiều người làm công việc lao động chân tay cực nhọc, thậm chí còn sống trên vỉa hè và nhờ vào lòng thương của khách bộ hành hoặc trợ cấp từ chính phủ, tuy nhiên họ lại không cảm thấy mình bất hạnh.

    Tăng Tử, Đào Tiềm, Lưu Vũ Tích đều là những danh nhân kiệt xuất Trung Nguyên cổ đại, nhưng họ lại rời bỏ nơi thị phi giàu sang phú quý mà lui về chốn hoang dã, sống trong những căn nhà đơn sơ, sống tiêu diêu tự tại mà vẫn cảm thấy hạnh phúc vô tận.

    Trong khi đó con người hiện giờ dù nhà cao cửa rộng, vật chất đề huề mà vẫn thấy bất hạnh.

    Chúng ta không hạnh phúc là bởi:

    [​IMG]

    1.Con người không ngừng đặt ra mục tiêu để theo đuổi và nếu không đạt được…

    Con người hiện giờ ai cũng đặt ra mục tiêu cho mình: Học sinh cần phải học giỏi, đạt điểm ưu, đỗ đạt trường nổi tiếng, nhân viên công sở muốn thăng chức, lương cao, chủ doanh nghiệp ngày đêm mất ăn mất ngủ để nghĩ mưu tìm kế tăng doanh thu, lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh gay gắt, cha mẹ không lúc nào không yên khi lo lắng về sức khỏe và học tập của con cái…ngày qua ngày, vì những mục tiêu đó mà con người có thể ăn không ngon, ngủ không yên. Phần lớn cuộc đời chúng ta chỉ theo đuổi những mục tiêu tưởng chừng như quá chính đáng để vươn tới sự “hoàn hảo” mà không nghĩ rằng, thời gian là có hạn. Điều quý giá nhất là thời gian đã bị chúng ta bỏ phí cho những mục tiêu đó, để rồi chúng ta cảm thấy không hạnh phúc vì mỗi một giai đoạn lại có mục tiêu cần đạt, cần trăn trở…và khi sắp gần Đất xa Trời, biết đâu thấy hối hận vì đã không sống hạnh phúc cho thỏa kiếp người.

    2.Không bao giờ cảm thấy hài lòng

    Nhu cầu của con người là vô hạn, nhưng khả năng đáp ứng lại có hạn. Khi có một ngàn chúng ta lại mong có một triệu. Khi sắm được xe hơi chúng ta lại muốn có chiếc xe sang trọng như nhà hàng xóm hoặc ai đó trên đường. Có căn hộ chung cư xinh xắn ta lại hướng tới ngôi biệt thự cho yên tĩnh… Vợ đẹp con khôn, nhiều người lại áy náy vì chưa có thêm một cô tình nhân để hợp mốt với xã hội.

    3.Thích so sánh

    Con người cảm thấy bất hạnh vì họ luôn luôn so bì và thấy kém may. Họ luôn so sánh con mình với những đứa trẻ khác và bực bội nếu con người học giỏi hơn con ta. Họ sẽ cảm thấy ghen tức và khó chịu vì mình chưa đủ giàu bằng người quen hay bạn bè. Nhiều người thậm chí mất ăn mất ngủ chỉ vì bạn hay hàng xóm có gia đình “hạnh phúc” hơn mình, đi du lịch nhiều hơn hay có khối tài sản kếch xù hơn. So sánh đã ngấm sâu vào bản chất con người, xét về mặt nào đó nó có thể giúp người ta hoàn thiện bản thân, nhưng vô hình chung lại đem lại nỗi bất hạnh nếu người ta không đạt được những điều kiện ở người khác. Hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với những người hay so bì, bởi vì bất kỳ sự lệch lạc nào cũng khiến người ta cảm thấy mình kém may và…bất hạnh.

    4.Luôn hướng ngoại thay vì hướng nội

    Nhiều người sống không phải vì bản thân mà luôn dựa vào đánh giá của người ngoài. Họ có thể hài lòng với bộ trang phục mới may, nhưng nếu ai đó buông lời nhận xét thiếu tích cực, họ sẽ lập tức thấy chán nản, ngại ngùng và bỏ ngay bộ trang phục đó và tự dằn vặt bản thân vì sao “dại dột” đến vậy. Trẻ em đi học luôn nơm nớp lo sợ điểm mình không cao bằng bạn sẽ khiến cha mẹ thất vọng, một người nam giới sẽ thấy phiền muộn vì bạn gái phàn nàn về mức lương “còi cọc”…hạnh phúc sao có thể đến với những người này.
    5.Luôn sợ bị thiệt thòi

    Những người ích kỷ chỉ chăm chăm nghĩ tới lợi ích bản thân sẽ luôn khó chịu khi họ phải cho đi thay vì nhận vào. Hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với người ích kỷ, bởi không ai muốn giao hữu với họ. Sống cô độc, liệu có hạnh phúc?

    6.Bỏ qua quà tặng quý giá từ thiên nhiên

    Vì tâm tranh đấu, con người cứ mải mê theo đuổi những mục tiêu vật chất mà quên mất rằng hưởng thụ là quà tặng quý giá mà họ nhẽ ra được hưởng. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, sự thuần khiết của không khí trong lành giữa vườn hoa lá mỗi sớm tinh mơ…tất cả đều là món quà quý giá thiên nhiên ban tặng cho con người. Tuy nhiên nếu con người chỉ mải mê với giá trị vật chất mà quên mất món quà quý giá này, họ thực sự lãng phí niềm hạnh phúc được hòa mình với thiên nhiên.

    7.Không biết giá trị đích thực của cuộc sống

    Giá trị đích thực của cuộc sống không phải túi tiền đầy ắp, xe hơi nhà lầu sang trọng, đó chính là sự bình an trong tâm trí. Khi con người đạt đến độ tĩnh trong tâm, đó chính là lúc họ hạnh phúc nhất. Một tâm trí thanh bình tĩnh lặng sẽ giúp con người đạt đến độ thuần khiết nhất mà về với bản ngã của mình. Có như vậy họ mới hiểu được rằng, đời người ngắn ngủi, khi sinh không mang theo gì, khi tử cũng sẽ vậy thôi.

    Bởi vậy, nếu muốn hạnh phúc, con người cần tĩnh lại và biết hài lòng với những gì mình có. Hãy biết tận hưởng niềm hạnh phúc của tấm lòng vị tha và lương thiện, khi biết cho đi để nhận lại nhiều hơn.

    Kiếp người ngắn ngủi, là vòng tuần hoàn khép kín của sinh, lão, bệnh, tử. Hãy sống cho thật ý nghĩa để đừng bỏ phí thời gian quý báu là giới hạn tuổi thọ của con người. Còn nếu muốn vượt khỏi giới hạn tất yếu này, con đường duy nhất là tu luyện Chính Pháp.
    Nguồn: Minh Báo
    (Biên dịch từ Epoch Times) - Truyền Thông Phật Giáo
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người