Những đạo lý kinh điển này khi ngộ ra, con người sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm và hoan hỉ hơn rất nhiều. Cuộc sống này có rất nhiều nỗi khổ, niềm đau do chúng ta tham ái và chấp ngã mà ra. Càng coi trọng bản ngã, càng tham muốn nhiều thì nỗi khổ, niềm đau sẽ có cơ hội phát sinh. Nhất là những người có sắc đẹp, hình tướng, dung mạo dễ coi, họ sẽ đau khổ nhiều khi bị người khác coi thường, khinh chê. Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Đạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn. Đạo lý kinh kiển nhà Phật là những triết lý sống thấm nhuần tư tưởng giác ngộ và tĩnh tại của Phật giáo, như dòng suối êm đềm mà sâu lắng, con người càng sống càng thấu hiểu và càng ngộ ra nhiều điều từ đó. 1. Hết thảy đều là hư ảo, cuộc đời con người bắt đầu từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi, vạn vật biến chuyển không ngừng, nhân duyên sinh rồi diệt. Không có bất cứ điều gì là tồn tại vĩnh hằng. 2. Không thể lỡ lời, lời nói ra như gió thoảng, nhưng đến cả cơ hội thương tiếc cũng không có đâu. 3. Sắc tức là không, không tức là sắc, sự vật nào cũng có hai mặt, vấn đề nào cũng có hai phương diện. 4. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra. 5. Phật tại tâm, Phật không ở đền chùa miếu mạo mà ở trong sự nhận thức, giác ngộ của tự bản thân mỗi người. 6. Vợ chồng là duyên phận, tiền kiếp ngoái nhìn nhau 500 lần mới đổi lại một lần gặp gỡ thoáng qua trong kiếp này. 7. Đại bi vô lệ, cực thịnh tất suy, sự vật phát triển đến cực điểm sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại. 8. Đời là bể khổ, quay đầu là bờ, buông dao xuống đất, thành Phật tại chỗ. 9. Bồ đề vốn vô thụ, không sinh thì không diệt, không tham thì không khổ đau. 10. Ta không xuống địa ngục, thì ai xuống địa ngục, địa ngục vốn không tồn tại, chỉ vì tâm sinh dục vọng mà sinh ra. Dục vọng càng lớn, thống khổ càng mãnh liệt, địa ngục càng rộng mở. H.Đ (ST)