Ác giả ác báo

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Số phận lặp lại, bà Loan rơi đúng vào tình cảnh như mẹ chồng bà cách đây hơn 20 năm mà hẳn bà vẫn còn nhớ như in từng cử chỉ, lời nói độc ác của bà dành cho mẹ.

    [​IMG]

    Con dâu tàn nhẫn

    Giờ đây bà Loan mới thấm thía nỗi nhục nhã ê chề khi bị con dâu đối xử tàn nhẫn. Cuộc đời là thế, trước đây bà Loan không tin vào quả báo, không tin vào số kiếp nhưng rồi bà đã ngã ngũ ra, đã vỡ lẽ rằng, ở đời thật có luật nhân quả với kẻ ác.

    Bà tự nhận mình là kẻ ác, là đứa con dâu không ra gì chỉ cho đến giờ phút này. Vậy mà hơn 20 năm qua, bà chưa bao giờ biết đến hai từ “ân hận”. Bà cũng chưa bao giờ nghĩ qua việc, phải làm sao để sống cho tử tế hơn bởi bà chẳng quan tâm, chẳng bao giờ nghĩ rằng, có đứa con dâu nào bà lại không trị được.

    Ngày trước khi lấy chồng, bà là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp. Nhưng về nhà chồng, của cải trước mắt khiến bà lu mờ, dở thói ăn chơi đua đòi cùng bạn bè. Mẹ chồng bà hết sức cưng chiều con dâu con trai, coi con dâu cũng như con đẻ trong nhà. Thế nhưng bao lời động viên, bao lời tham gia, trách phạt của mẹ chồng dù là nặng nhẹ và đều để ngoài tai và coi không ra gì. Không hiểu tự bao giờ, người con gái ngoan hiền trở thành ra như thế. Có lẽ thói giao du bạn bè với những người giàu sang, những người phụ nữ chỉ biết đến tiền, không coi người khác nhất là gia đình nhà chồng ra gì đã khiến bà Loan thành ra như thế.

    Đến cơm nước cũng chẳng buồn nấu cho mẹ chồng ăn.
    Rồi chồng bà bị trận bệnh nặng mà qua đời. Đám tang có nước mắt, có đau thương nhưng không phải là quá buồn khổ cho một người vợ vốn đã lâu không còn thiết tha người chồng chỉ biết cắm đầu vào công việc như chồng bà. Được hơn hai tháng sau khi chồng mất, bà Loan càng trơ chẽn, xúc phạm mẹ chồng, đối xử với mẹ không ra gì. Hàng xóm hết lời khuyên ngăn nhưng bà đều coi đó là lời không thật lòng, chỉ vì ghen tuông với của cải vất chất của chồng bà để lại mà họ soi mói, khó chịu như thế.

    Đến cơm nước cũng chẳng buồn nấu cho mẹ chồng ăn. Rồi bà chia hẳn cho mẹ chồng một gian nhỏ không bằng cái bếp của nhà bà cho mẹ chồng ở, ngày hầu hạ cơm nước cho bà đi làm nhưng lại không ăn chung cùng mẹ chồng. Có cái gì ngon thì bà ăn bằng sachk không thì cũng gọi bạn bè bù khú, đến đập phá bia rượu, bài bạc rồi lại tha hồ ăn nằm, ngủ nghỉ lại nhà cứ như nhà chứa. Mẹ chồng ấm ức nhưng vì tuổi cao sức yếu nên không thể làm gì được nữa. Vả lại hàng xóm họ biết đấy nhưng nói thì họ nghe, họ hiểu và thông cảm có ai giúp được gì đâu. Chỉ oán trách người con trai xấu số của bà đã ra đi sớm để lại cảnh côi cút cho bà với cô con dâu ngày càng cay nghiệt.

    Mẹ chồng bị con dâu đối xử không khác gì một người ở trong nhà thậm chí còn chẳng bằng người ở bởi bà làm việc hùng hục, cơm nước ngày 2 bữa cho con dâu nhưng làm gì có lương, làm gì có đồng ra đồng vào để tiêu pha. Bà chỉ cặm cụi cái rau, cái cỏ, cân cà, cân hành bán qua ngày những lúc con dâu đi làm rảnh rỗi để tiêu xài. Nhìn người đàn bà tội nghiệp ai cũng thương hại, lại mua cho bà nhiều hàng mong bà có tiền thuốc thang. Có lẽ chỉ còn nước giết mẹ chồng là bà Loan không dám làm chứ chuyện tàn nhẫn nhất, cho mẹ ăn cơm nguội thừa, cháo loãng sắp đổ đi, để mấy ngày bà Loan cũng có thể làm được.
    Rồi người mẹ chồng ấy cũng qua đời. Trước khi ra đi bà không đành lòng nhắm mắt, cứ nhìn chằm chằm vào cô con dâu bất hiếu mà hai hàng nước mắt tràn ra, không sao vuốt được. Bà Loan bắt đầu thấy sợ, ám ảnh trong tâm.

    Gieo nhân nào gặp quả ấy

    Rồi con trai bà Loan lớn, đến ngày lấy vợ, bà cũng tìm kiếm và duyệt cho con một người vợ hiền lành, nhu mì và con và rất yêu. Tình yêu tưởng đẹp, gia đình tưởng sẽ hạnh phúc nhưng có lẽ những việc ác mà bà Loan đã làm, người ta, con trai bà và cả ông trời cũng đã không thể nào quên.

    Cô con dâu mới cũng tàn nhẫn với bà Loan như chính bà đã đối xử với mẹ chồng của mình
    Bà lại được thể hành hạ con dâu, coi con dâu như người ở trong nhà, bắt phục dịch mọi thứ. Vì yêu chồng nên cô con dâu ngậm đắng nuốt cay. Vậy mà vì dạy được con dâu nên lúc nào bà cũng tự hào lắm với hàng xóm láng giềng nhưng bà đâu có hiểu rằng, từ lâu người ta đã nhìn bà bằng con mắt khinh rẻ và coi thường.
    Căn bệnh hiểm nghèo đã khiến bà Loan không còn sức mà gắt gỏng, ép buộc cô con dâu vốn được coi là ngoan hiền trong xóm phải làm lụng vất vả quần quật rồi về đưa tiền cho bà. Khi bà ngã bệnh, cô đã thay đổi nhưng cả xóm láng chẳng ai buông một lời trách móc người con dâu vốn ngoan ngoãn hiếu thảo ấy. Chỉ vì họ biết lòng dạ độc ác của bà, cái cách đối xử tàn nhẫn mà bà đã dành cho chính mẹ chồng mình cách đây hơn 20 năm. Người ta chỉ lắc đầu, tặc lưỡi rằng “gieo nhân nào thì gặp quả ấy” mà thôi.

    Bà Loan chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, nằm trên giường bệnh mà chờ miếng cháo của đứa con trai bà luôn cưng chiều. Nhưng từ ngày biết mẹ mình độc ác với bà nội và đối xử tàn nhẫn với vợ, việc chăm sóc mẹ để đối với con trai bà mà nói cũng chỉ là phần trách nhiệm nặng nề còn lại. Dù không phải là bất hiếu, dù chẳng tàn nhẫn nhưng chính đứa con ruột cũng chẳng thể nào đồng tình với người mẹ độc ác của nó cách đây hơn 20 năm.

    Có lẽ ở đời quả có quy luật nhân quả, kẻ ác ắt gặp quả báo, người hiền ắt gặp lành.
    Số phận lặp lại số phận, cuộc đời lặp lại cuộc đời, bà Loan rơi đúng vào tình cảnh như mẹ chồng bà cách đây hơn 20 năm mà hẳn bà vẫn còn nhớ như in từng cử chỉ, lời nói độc ác của bà dành cho mẹ. Cô con dâu của bà cũng làm y như thế, bà chỉ dám nghĩ, tại sao lại thế này, chả lẽ nó là cuộc đời lặp lại của bà, để bà nhìn thấy rằng, trước đây bà là người ra sao.

    Con trai bà không đến nỗi xa lánh mẹ nhưng nó cũng hiểu rằng, ngày xưa mẹ nó là người đàn bà ra sao. Nghĩ đến công dưỡng giáo, sinh thành mà nó còn có hiếu với mẹ. Nhưng giờ nó đi làm xa, chỉ vợ nó ở nhà, đối xử ra sao với người trên giường bệnh vợ nó đâu có báo cáo, đâu có nói thật. Chả lẽ, đời bà cũng chết dần, chết mòn như mẹ chồng bà?
    Có lẽ ở đời quả có quy luật nhân quả, kẻ ác ắt gặp quả báo, người hiền ắt gặp lành. Nếu quả như vậy, con người sẽ biết sống vì nhau hơn, đối xử nhân đạo với nhau hơn và chân thành hơn. Đó chẳng phải là điều quá tốt cho xã hội và cứu vãn những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người?
    Theo Afamily​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người