Theo truyền tụng dân gian, cách đây 300 năm, thiền sư đã ngồi thiền với chum nước trong am để uống. Người dặn lại với các phật tử, sau 100 ngày nếu không thấy tiếng mõ nữa thì hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thiền sư ngồi im thì cứ để như thế và lấy sơn ta bả lên người. Thành Đạo Tự hay Pháp Vũ Tự (tên chữ của chùa Đậu) được khởi dựng từ thế kỷ thứ III, xây cất lớn vào đời Lý, trùng tu vào đời Lê (thế kỷ 16 - 17) theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ hai pho tượng nhục thân của hai vị Thiền sư Đạo Chân (thế danh Vũ Khắc Minh và Đạo Tâm (thế danh Vũ Khắc Trường, thay nhau trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17). Thiền sư Đạo Chân viên tịch khoảng năm 1639, thiền sư Đạo Tâm viên tịch 10 năm sau đó. Hai di hài của hai vị thiền sư bó sơn ta và được xem là những "quốc bảo". Tượng nhục thân nhà sư Vũ Khắc Minh nặng 7 kg, chiều cao ngồi 57 cm. Theo truyền tụng dân gian, cách đây 300 năm, thiền sư đã ngồi thiền với chum nước trong am để uống. Người dặn lại với các Phật tử, sau 100 ngày nếu không thấy tiếng mõ nữa thì hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thiền sư ngồi im thì cứ để như thế và lấy sơn ta bả lên người và nếu thấy có mùi hôi thối thì dùng nước am xấp lên. Thi hài của hai thiền sư là một hiện vật lịch sử quý hiếm, ở nhiều bảo tàng trên thế giới không thấy có loại hình tượng trên. Vì vậy, tạm đặt tên là phương pháp Thiền táng hay Tượng táng tức là làm thành tượng để táng. Chùa Thành Đạo thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, sở hữu kỷ lục Ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam.