Biết mình có phước

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Trên thế gian này, nếu ngước nhìn lên, chúng ta sẽ thấy có biết bao người:
    - Giàu sang hơn mình,
    - Học thức hơn mình,
    - Khỏe mạnh hơn mình,
    - Sung sướng hơn mình,
    - Đẹp đẽ hơn mình,
    - Địa vị hơn mình,
    - Quyền thế hơn mình,
    - May mắn hơn mình,
    - Nhàn nhã hơn mình,
    - Bình yên hơn mình,
    - Thông minh hơn mình,
    - Sáng suốt hơn mình.
    - Nhứt là không biết, bao người tu tập, giác ngộ hơn mình, an lạc hơn mình, hạnh phúc hơn mình.

    [​IMG]
    Những người như vậy, chính là những người, "có phước" hơn mình.

    Trái lại nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy, không biết bao nhiêu, người:
    - Nghèo khổ hơn mình,
    - Dốt nát hơn mình,
    - Yếu đuối hơn mình,
    - Khổ sở hơn mình,
    - Xấu xí hơn mình,
    - Thấp kém hơn mình,
    - Cô thế hơn mình,
    - Xui xẻo hơn mình,
    - Cực khổ hơn mình,
    - Hoạn nạn hơn mình,
    - Đần độn hơn mình,
    - Tối tăm hơn mình.
    - Nhứt là không biết, bao người không được, sống đời an lạc, hạnh phúc như mình.

    Những người như vậy, chính là những người, "bạc phước" hơn mình.

    Như vậy rõ ràng, chúng ta "có phước", thọ hưởng "phước báo",
    nếu như chúng ta:

    - Có đủ tay chân,
    - Mắt mũi vẹn toàn,
    - Cơm ăn áo mặc,
    - Khỏe mạnh ít đau,
    - Sống lâu trăm tuổi,
    - Tâm trí bình thường,
    - Gia đình hạnh phúc,
    - Tương đối đầy đủ,
    - Tương đối bình yên,
    - Không gặp kẻ thù,
    - Không gặp những kẻ, truyền bá mê tín,
    - Không gặp hoạn nạn,
    - Không gặp hiểm nguy,
    - Không gặp tai biến,
    - Không gặp chiến tranh,
    - Không gặp đói khát,
    - Không gặp thiên tai, hỏa hoạn động đất, bão lụt cuồng phong.

    Khi nào chúng ta, bị đau con mắt, không còn nhìn thấy, được gì nữa cả, mới thấy rõ ràng, giá trị đôi mắt, giá trị thị giác, vậy mà hằng ngày, chớ hề lưu tâm.

    Ðến khi gặp thầy, gặp thuốc lành bệnh, đôi mắt trở lại, nhìn thấy như xưa, chúng ta mới biết, là mình "có phước"!

    Hoặc là khi nào, bị bệnh bại xụi, liệt cả hai chân,
    không còn đi đứng, bình thường được nữa, phải dùng xe lăn.

    Ðến khi khỏi bệnh, bình phục như xưa, chúng ta mới biết, là mình "có phước"!

    Hoặc khi nghẹt mũi, thở ra hít vào, khó khăn vô cùng. Ðến khi khỏi bệnh, hít thở bình thường, chúng ta mới biết, là mình "có phước"!

    Thí dụ như trên một chuyến máy bay, một chuyến tàu thủy hay một chuyến xe lửa gặp tai nạn, hằng trăm người thương tích tử vong, những người được sống sót chính là những người "đại phước" vậy.
    Họ là những người theo đủ mọi tôn giáo, thuộc đủ mọi sắc dân, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, gồm đủ mọi lứa tuổi, nhưng điểm quan trọng là: chính họ đã "tu nhơn tích phước" nhiều đời nhiều kiếp trước, mới được sống còn như vậy, chứ không phải do họ cầu nguyện van xin thánh thần thiên địa gì cả, dù là chí thành và khẩn thiết lắm, trong lúc ngộ nạn, mà được đâu!

    Chúng ta thử suy nghĩ:
    Trong khi lâm nạn, người thì cầu Ðức Mẹ cứu giúp, người thì cầu Bồ Tát Quán Âm cứu tai, cứu khổ, cứu nạn.

    Vậy, khi cả hai người cùng thoát được nạn, vị nào thực sự đã tế độ họ?

    - Không vị nào cả !
    Thực sự chính "phước báo" của mỗi người đã cứu chính họ mà thôi.

    Người có "phước báo" nhiều hơn, thoát nạn một cách an ổn hơn, gọi là có phước!

    Người có "phước báo" ít hơn, thoát nạn với một chút xây xát, gọi là số hên!

    Người hết "phước báo", không "phước báo", thì đã vong mạng, gọi là tới số!

    Thậm chí trong số những người tử vong trong các tai nạn,
    nhiều trường hợp có cả các chức sắc thuộc các tôn giáo,
    có cả những người đã từng đại diện thượng đế tha tội cho nhiều người khác!

    Còn chính họ có tội nghiệp, đến lúc phải trả, vẫn phải đền trả quả báo, nghiệp báo như mọi người khác vậy!

    Chúng ta đọc báo cũng thấy có những chuyến hành hương cầu nguyện của các tôn giáo, bị lật xe trên đường đi, hoặc trên đường về, gặp nạn hỏa hoạn tại thánh địa, tại khu vực hành lễ, khiến cho hàng trăm người, hàng ngàn người tử vong thương tích.

    Ðiều này giúp cho chúng ta nhận định rất rõ ràng rằng:
    con người tạo nghiệp báo, dù vô tình hay cố ý, cho đến lúc quả báo chín muồi, lại không có phước báo che chở,
    thì cầu nguyện van xin cũng chẳng ích lợi gì, chẳng có hiệu quả gì.

    Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:

    “Dù lánh lên non núi,
    xuống biển hay vào hang,
    khi nghiệp báo đã mang,
    không ai tránh thoát được”.

    Nghĩa là: nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, dù tại chùa hay tại gia, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc, giáo phẩm cấp cao hay cấp thấp…!
    (Tỳ Khưu: Thích Chân Tuệ)​
     
    Bắc Trung Nguyên thích bài này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người