Câu chuyện báo ân của một triệu phú

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Năm 1993, He Rongfeng, khi đó chỉ mới là một chàng trai 17 tuổi, nghèo xơ xác, đã quyết định cùng bạn bè lên TP Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để lập nghiệp. Không tìm được công việc, anh buộc phải đi ăn xin trên những con phố để sống qua ngày.
    [​IMG]

    ‘Không một xu dính túi, chân trần, đói khát và kiệt sức’, He nhớ lại hoàn cảnh của mình lúc đó.

    May mắn thay, một ngày nọ, anh nhận được sự giúp đỡ ‘quý như vàng’ từ một người phụ nữ trẻ. Đó là cô Dai Xingfen, khi đó đang kinh doanh một quán mì nhỏ cùng chồng.

    Thấy tình cảnh đáng thương của He và bạn anh, cô Dai đưa họ về nhà cho ở nhờ.
    Sau đó, Dai đã liên lạc với họ hàng của mình ở những thành phố khác để nhờ tìm giúp việc làm cho những chàng trai.
    He kể: ‘Cô ấy cho chúng tôi ăn, cho nước nóng để ngâm đôi chân đang bị phồng rộp. Thậm chí, cô ấy còn cho chúng tôi tiền để đi xe lửa đến nơi khác kiếm việc’.
    Tuy nhận được rất nhiều giúp đỡ từ cô Dai nhưng anh cảm thấy điều quý giá nhất là câu khuyên nhủ của cô dành cho mình: ‘Không giàu có thì chẳng có vấn đề gì cả. Làm người quan trọng nhất là phải luôn cố gắng để sống thật ý nghĩa’.

    11 năm trôi qua, chàng trai He ngày nào giờ đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nắm trong tay cả Tập đoàn Jiu Jiu Li Feng ở TP Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Thế nhưng He không bao giờ quên ơn người từng cưu mang mình năm xưa. Anh đã bằng mọi cách để tìm kiếm thông tin về gia đình cô Dai.

    ‘Nếu ngày trước không có cô Dai giúp đỡ thì không có tôi của ngày hôm nay’, He khẳng định.

    Cuộc gặp gỡ của họ chứa chan nước mắt. He ngỏ ý muốn tặng gia đình cô Dai 1 triệu nhân dân tệ (khoàng 3,4 tỷ đồng) nhưng cô đã từ chối.

    ‘Tôi vô cùng xúc động vì cậu ấy vẫn còn nhớ đến mình dù thời gian trôi qua rất lâu rồi. Nhưng tôi không thể nhận số tiền này. Ngày xưa tôi giúp người không phải để được đền ơn’, Dai chia sẻ.

    Trước sự kiên quyết của gia đình cô Dai, He quyết định gửi cho ân nhân của mình một tấm bảng lớn có khắc chữ ‘Ân trọng như núi’ để mãi mãi ghi nhớ lòng tốt của cô.

    Câu chuyện cảm động của họ lan truyền rất nhanh ở Trung Quốc. Nó đã trở thành một bài học thật sâu sắc, đẹp đẽ về tấm lòng nhân hậu và sự biết ơn cho tất cả mọi người học tập, noi theo.

    Theo Tinngan
    THI ÂN BẤT CẦU BÁO, PHƯỚC NÀY SẼ VÔ CÙNG TO LỚN. GIÚP NGƯỜI XONG RỒI QUÊN LUÔN, KHÔNG CHỜ NGƯỜI KHÁC BÁO ÂN, KHÔNG KHOE KHOANG....THÌ ÂM ĐỨC CÀNG TÍCH LŨY.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người