Chiêm bái ngôi chùa 700 năm tuổi

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Nằm nép mình bên làng quê Lương Lỗ trù phú, yên bình, ngôi chùa linh thiêng Bảo Sái như được hòa mình trong một không gian đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Điều đặc biệt, Bảo Sái còn được khởi dựng từ hơn 700 năm về trước, trên vùng đất Tổ linh thiêng, nơi có truyền thuyết khởi sinh dòng giống Việt.
    [​IMG]

    Dù không uy nghi, tráng lệ nhưng chùa Bảo Sái lại hội tụ được cái linh khí trời đất giữa một vùng làng quê thanh bình và một không gian thoáng rộng. Theo Đại đức Thích Thiện Diệu - vị sư trụ trì ngôi Bảo Sái Tự này, thì Bảo Sái vốn là ngôi chùa cổ được khởi dựng vào khoảng thời gian năm 1402, cách ngày nay khoảng 700 năm. Chùa thờ ngài Bảo Sái - vị tu hành đắc đạo và cũng là đệ tử thân cận nhất của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

    Cũng theo Đại đức Thích Thiện Diệu, Bảo Sái được xây dựng ở khu đất hình vuông, có diện tích rộng chừng 10.000m2, phía bên phải là ao sen lớn tỏa ngát hương thơm. Điều đáng chú ý là chùa được xây dựng nằm trọn trong lòng của hệ thống các ngôi đền cổ linh thiêng, trong đó có một số đền tiêu biểu như đền Anh Cả, đền Hạ, đền Trung… Tương truyền, các ngôi đên ở đây đều là nơi thờ tự những người con của vua Hùng. Điều này cho thấy, vị trí của chùa Bảo Sái là quan trọng không chỉ về mặt phong thủy mà còn khẳng định mảnh đất Lương Lỗ này cũng là vùng đất thiêng, quy tụ linh khí ông cha và cũng là mảnh đất giúp phật giáo truyền thống phát triển.

    Sử sách về ngôi chùa Bảo Sái trước đây ghi chép rằng, chùa Bảo Sái vốn được hình thành từ một vùng đầm lầy, quá trình trùng tu, xây dựng và phát triển đã giúp ngôi chùa trở nên bề thế và thoát ra khỏi vùng đầm trũng lầy ấy. Lịch sử ngôi chùa này cũng ghi lại rằng, trước đây, để vào được trong chùa chiêm bái và tụng niệm, bà con nhân dân phải bắc cầu mới vào được chùa. Thời kỳ đầu lúc khởi dựng, chùa chưa có tên, song trong quá trình xây dựng chùa, các đệ tử thân cận của ngài Bảo Sái đã thể theo ý nguyện của các môn đệ và thống nhất lấy tên gọi của ngài đặt cho chùa, và Bảo Sái (Bảo Sái Tự) ra đời từ đó.
    [​IMG]

    Không chỉ vậy, Bảo Sái cũng chính là ngôi chùa chứng kiến tục lệ giết trâu để cúng đình thần trong làng. Trước mỗi lần diễn ra việc giết trâu, người dân trong làng lại đưa trâu về quy y tam bảo tại chùa Bảo Sái. Nhiều lần diễn ra như vậy, người dân đã chứng kiến cảnh những chú trâu thân yêu của họ bổng dưng rơi nước mắt, cảnh tượng thiêng liêng ấy đã thức tĩnh người dân nơi đây. Vì lẽ đó mà vào năm 1650, người dân làng Lương Lỗ đã từ bỏ tục lệ này.

    Trải qua nhiều đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, tôn tạo, ngày nay chùa được cai quản và tôn tạo trang nghiêm dưới tấm lòng từ bi của Đại đức Thích Thiện Diệu, người con của kinh thành Huế, do yêu quý mảnh đất Tổ - Phú Thọ, ông đã tìm về đây và khởi phát duyên lành trở thành trụ trì của Bảo Sái Tự từ năm 2010.​

    [​IMG]
    Đại đức Thích Thiền Diệu trụ trì chùa Bải Sái tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch.

    Khám phá vẻ đẹp hồn hậu của Bảo Sái Tự cũng là dịp quý phật tử, du khách muôn phương được chiêm bái bảo tháp xá lợi Phật trang nghiêm thanh tịnh. Nhìn những hạt xá lợi với nhiều màu sắc lấp lánh du khách như lạc vào thế giới cõi thiêng của đức Phật, với sự mầu nhiệm và linh thiêng. Bên cạnh bảo tháp xá lợi, trong khuôn viên Bảo Sái Tự còn có bức tượng phật Di Lặc bằng đá phiến trắng, cao khoảng 10m và nặng hàng chục tấn nép mình bên bóng cây bồ đề cổ thụ… Tất cả quyện hòa giữa một không gian làng quê yên bình mà trang nghiêm đến lạ.

    [​IMG]

    Trở về với Bảo Sái Tự du khách, quý phật tử như được trở về với bản ngã của mình, giúp cõi lòng như được gột dũa đi bụi trần để được sống trong thế giới của lòng từ bi.

    Chính sự linh thiêng và mầu nhiệm đó, mà đầu năm 2015 vừa qua, chùa Bảo Sái vinh dự được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam ghi danh và trao bằng chứng nhận “Ngôi chùa linh thiêng cổ tự”. Trước đó, chùa cũng luôn được các cấp chính quyền trong tỉnh Phú Thọ quan tâm và ghi nhận những đóng góp của nhà chùa cho các hoạt động xã hội, từ thiện. Đặc biệt, ghi nhận những đóng góp cho cộng đồng xã hội, năm 2014 chùa Bảo Sái mà đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Thiện Diệu đã được UNESCO trao tặng Biểu tượng “Trái tim Việt Nam”, vị trụ trì cũng đã vinh dự được tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch.
    Thái Đạt​
     
    Last edited: 28/4/15

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người