Chùa Bái Đính Chùa Bái Đính, Ninh Bình Địa Điểm: Chùa tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trụ Trì: Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu Ngày lễ chính: Ngày mồng 6 tháng giêng đến hết mùa xuân. Chùa Bái Đính nằm trên một ngọn núi cao 187m, đây là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, Kỷ lục về số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam… Quần thể chùa Bái Đính Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh… vẫn đang được tiếp tục xây dựng. Lịch sử: Khoảng hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính. Quần thể chùa gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Vì vậy mà nơi đây nhanh chóng trở thành một điểm đến nổi tiếng. Kiến trúc: Tam quan được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn. Tháp chuông chùa được xây bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Sách kỷ lục Việt Nam công nhân đây là Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam. Tháp chuông lớn nhất Việt Nam Điện Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Tượng phật chùa Bái Đính Chùa Pháp Chủ được làm toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Đây "Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam". Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, chỉ có ở chùa Bái Đính. Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt nước biển là 76 m. Đây là một toà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Đây là ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Hành lang La Hán bao gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam chưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính. Hành lang trước chùa Giếng ngọc chùa Bái Đính cũ được xây dựng lại nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Đây cũng là ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam. Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội chùa Bái Đính. Lễ hội chùa Bái Đính sẽ diễn ra trong suốt mùa xuân. Trước ngày mở hội, trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, cờ hội được treo lên khiến không khí lễ hội bao trùm cả vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Thánh Nguyễn, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Phần lễ ở chùa Bái Đính gồm tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Chùa Bái Đính tráng lệ được ví như là một "Hạ Long trên cạn". Nơi đây không chỉ là nơi lễ phật, cầu nguyện đầu xuân năm mới mà còn là một địa danh du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái, hấp dẫn. Sự vận động, biến ảo của đất trời đã tạo nên 1 quần thể hang động với núi non hùng vĩ, hòa quyện với nhau. Xem bản đồ đường đi: Xem Bản đồ cỡ lớn hơn(TinhTam.vn)