Chùa Báo Quốc

Thảo luận trong 'Đền chùa Huế'

Tags: Add Tags
  1. VoThuong

    VoThuong Member

    Chùa Báo Quốc

    [​IMG]
    Chùa Báo Quốc, Thừa Thiên Huế

    Địa Điểm: Chùa tọa lạc Tọa lạc trên đồi Hàm Long, đường Báo Quốc, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.

    Trụ Trì: Hòa thượng Thích Đức Thanh

    Lịch Sử: Chùa Báo Quốc còn có tên cũ là chùa Hàm Longchùa Thiên Thọ. Chùa do Hoà thượng Thích Giác Phong khai sáng vào khoảng thế kỷ thứ XVII (có thể 1687). Hồi đó chùa Báo Quốc còn mang tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự.Thời sơ khởi, ngôi chùa nầy chỉ là một am tự nhỏ, thờ đức Phật Thích Ca cho những người trong địa phương đến lễ bái cúng tế. Mãi đến thế kỷ sau, mới bắt đầu những chương trình trùng tu. Hai bảo tháp cũng được dựng lên.

    [​IMG]

    Năm 1747, khi lên nắm quyền ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đến lễ chùa và ban một tấm biểu sơn son thiếp vàng có khác "Sắc tứ Báo Quốc Tự "; một bên của tấm biểu ghi thêm Quốc Vương từ tế, đạo nhân ngự đề. Năm 1808 đời vua Gia Long, Hiếu Khương Hoàng Hậu đã đứng ra tổ chức việc quyên góp để trùng tu lại ngôi chùa, bảo tháp và la thành, minh đường; nhiều quan lại trong triều đã tham gia trong công trình nầy. Chùa cũng đã được đổi tên ra Thiên Thọ Tự, trích từ một đoạn kinh trong Tứ Thập Nhị Chương.

    [​IMG]

    Đến năm 1824 đời vua Minh Mạng, nhân một cuộc lễ trai đàn chẩn tế do hoàng tộc tổ chức tại ngôi chùa nầy và chính nhà vua đã đề nghị chư vị trụ trì và giám thọ trong chùa đổi lại tên là Báo Quốc.

    [​IMG]

    Vào tháng năm năm 1940, vào thời kỳ chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, trường Cao đẳng Phật Học đầu tiên đã được khai giảng đầu tiên tại chùa Báo Quốc dưới sự chứng minh của Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết. Tháng 8 năm 1948, sau khi Huế hồi cư, Sơn Môn Phật học đường từ chùa Linh Quang cũng đuợc chuyển về chùa Báo Quốc cho tiện việc tập trung giáo dục trên một quy mô rộng lớn hơn.

    [​IMG]

    Nơi đây đã tổ chức nhiều lớp Trung cấp và Cao cấp Phật Học đào tạo nhiều tăng tài. Trong thời kỳ nầy ngươi có công trong việc tổ chức và điều hành là Hoà Thượng Thích Trí Thủ. Ngài cũng là Giám đốc Phật Học Đường Báo quốc. Về sau, Ngài vào Nha Trang và tổ chức Phật Học Đường cho những tỉnh miền Nam Trung Phần. Báo Quốc trong giai đoạn nầy trở thành một trung tâm đào tạo Phật Giáo nổi tiếng.

    Kiến Trúc: Chùa xây theo hình chữ khẩu vuông vức và những thành phần ôm chặt vào nhau. Đường lên chùa phải ngang qua nhiều bậc tam cấp khá quanh co và khó khăn. Ngay giữa sân chùa có trồng nhiều loại cây kiểng và phong lan, hoa thơm bốn mùa; đây là một cảnh quan u tịch và trang nghiêm nhặt trong hệ thống chùa chiền cố đô Huế. Diện tích toàn thể của chùa chừng hai mẫu tây, trước do triều đình cấp phát. Trong khuôn viên của chùa có nhiều tháp và mộ thờ những tổ sư ở ngôi chùa lịch sử nầy.

    [​IMG]

    Trong số ba ngôi mộ ở cạnh chùa về phía Nam, mới xây cất trong những năm gần lại đây, thì ngôi mộ giữa là thờ tổ, một bên thờ Hoà thượng Thích Trí Thủ; còn bên kia thờ Hoà thượng Thích Thanh Trí là hai vị có công nhất trong việc tu bổ, tổ chức giáo dục trong chùa và hoạt động xã hội mấy chục năm qua.

    [​IMG]

    Phía bắc chùa có giếng Hàm Long. Như tên gọi của giếng nầy, nước giếng trong veo quanh năm, dưới giếng có tảng đá lớn hình thù giống như đầu con rồng. Chiều sâu của giếng chừng 4,5 thước.

    [​IMG]

    Theo lời truyền tụng trong nhân gian thì nước giếng Hàm Long rất quý; ngày trước, những triều vua Nguyễn sai người đến múc nước giếng về dùng trong hoàng thành, nên cấm dân chúng dùng đến, cho nên gọi là "Giếng Cấm". Trong chùa còn lưu lại nhiều tài liệu lịch sử liên quan đến các chặng đường xây dựng.

    [​IMG]

    Những liễn đối, biểu từ, hoành phi có từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1737-1765), những chứng liệu của những vị cao tăng đắc đạo qua nhiều thế hệ, các Hoà thượng từ Trung Hoa sang truyền đạo. Ngoài ra cũng cần nhắc đến một đại hồng chung được đúc từ đời vua Gia Long năm thứ 7 (1808).

    [​IMG]

    Linh vị của Đức Hiếu Khương Hoàng Hậu cũng được thờ chính thức tại ngôi chùa lịch sử nầy. Vào thời nhà Nguyễn Tây Sơn đem quân ra vùng Thuận Hoá, đã dùng khu đất trong chu vi chùa Báo Quốc gần Phường Đúc để chứa diêm tiêu dùng trong việc đúc súng đạn trên con đường bắc tiến.

    [​IMG]

    Báo Quốc là một ngôi chùa cổ ở vị trí trung tâm thành phố, được nhiều người biết đến, nên rất tiện cho sinh hoạt du lịch. Từ nhiều năm nay, chùa Báo Quốc rất đông đảo bạn bè, du khách gần xa lui tới thăm viếng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người