Chùa Bích Động Chùa cổ Bích Động, Ninh Bình Địa Điểm: Chùa tọa lạc trên dãy núi đá vôi Trường Yên, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa cổ Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng" - có ý nghĩa một ngôi chùa bằng đá rất đẹp và trong trắng như ngọc ở nơi sơn cùng thủy tận. Chùa được xây dựng trên dãy núi đá vôi, đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu du lịch quốc gia Tam Cốc - Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đây là một kiểu động phổ biến ở Ninh Bình, động Bích Động là một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" - động đẹp thứ nhì của trời Nam chỉ sau động Hương Tích (Hà Tây cũ). Đường vào chùa Bích Động Chùa xây dựng vào sườn núi và được chia làm ba cấp gọi là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng, nằm trên dãy Ngũ Nhạc sơn, trên núi có hình tượng ông Quan Vân đội mũ cánh chuồn, ngắm nhìn bốn phía như đang chiêm ngưỡng và giới thiệu một thắng cảnh tuyệt đẹp của đất Hoa Lư. Phía trước là cánh đồng Tràng Thi và một dòng sông uốn khúc xuyên qua nhiều thung lũng và núi non hiểm trở, bao bọc xung quanh là dãy núi Phi Vân trùng điệp. Đây đã từng là nơi tập luyện thủy binh chống quân xâm lược Nguyên- Mông lần thứ nhất của đời nhà Trần. Chùa Hạ, Bích Động Câu chuyện kể gắn liền với Bích Động bắt nguồn từ hai vị sư tên Trí Kiên và Trí Khê quê ở Nam Định trong hành trình thuyết pháp, truyền bá đạo Phật, năm 1705 dừng chân ở núi Bích Động khi ấy mới chỉ có một ngôi chùa nhỏ, đã quyên góp thập phương để xây dựng ba ngôi chùa dựa lưng vào vách núi, giữa thiên nhiên đất trời giao hòa đẹp lộng lẫy như hiện nay. Bước vào chùa Hạ, một bức Đại tự bằng chữ Hán ở chính giữa có ghi "Thanh thản cổ mộ" - thanh bạch từ xưa đến nay. Trên cùng là tòa tam thế. Ba vị này là người biết trước được mọi việc ở ba thế giới khác nhau là Thượng giới, Hạ giới và Âm giới. Kế đến là ba vị Phật, ngồi chính giữa là đức Phật Di Đà, bên phải là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đại Thế Trí Bồ Tát. Mái uốn chùa Hạ Vị ngồi hàng thứ ba, đầu đội vương miện là bà chúa Ba- Công chúa thứ ba đời vua Trang Vương đi tu đắc đạo thành Phật (còn gọi là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay). Vị đứng thứ tư mặc áo đỏ, tay chỉ thiên, tay chỉ địa là Thích Ca Mâu Ni (còn gọi là Phật Tổ Như Lai). Người mặc võ phục đứng bên phải là Bát Đại Kim Cương, đứng bên trái là đại diện cho tứ trực công tào- coi xét việc chính sự trong giới nhà Phật. Cuối cùng là ba vị ngồi bên trái là Chí Kiên, Chí Thể và Chí Tâm đã có công thành lập và xây dựng nên chùa Bích Động. Hai tượng Phật đá bên ngoài là Nam Tào- Bắc Đẩu, coi xét sổ sanh tử. Tấm bia lớn bằng đá bên phải là tên những người đóng góp xây dựng chùa Bích Động. Bậc thang nên chùa Trung Từ chùa Hạ bước lên khoảng hơn 100 bậc theo đường hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là chùa Trung. Chùa này đã trải qua ba thời kỳ có tên khác nhau: thời kỳ đầu (1428) có tên là chùa Động, đến 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, chùa này được mở mang, xây dựng thêm và được đặt tên là: Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng. Đến 1786 dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa Bích Động. Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng là: Giá Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ- nghĩa là tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi. Về mặt bài trí ở chùa Trung, Phật Tổ Như Lai có cửu long phù giá. Hai tượng ngồi phía ngoài là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính cung là Thánh hiền (ai muốn học hành thành đạt thì cầu vị này) v.v... Chùa nằm ở lưng chừng núi Ở chùa Trung còn có đường lên Động Tối. Ngay trước cửa động, một chiếc chuông đồng cổ kính với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo. Nhìn ra phía ngoài là cầu Giải Oan. Hầu hết khách qua đây thường "thỉnh" lên ba tiếng chuông ngân nga như để "giải oan" cho tâm hồn mình ở nơi cửa Phật được thanh thản. Khung cảnh trang nghiêm trong động tối, chùa Trung Trong động có ba pho tượng đá sừng sững uy nghi. Chính giữa là đức Phật Di đà, bên phải là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Quan Âm Thị Kính và hình tượng Lão Thọ bằng đá, biểu tượng cho sự trường tồn bất tử v.v... Những bậc đá lên chùa Thượng được đẽo gọt, xếp thành 40 bậc cấp. Có thể nhìn thấy rõ đá được xếp thành tường trên cao để tạo thành một khoảng sân nhỏ trước chùa. Chùa Thượng chính là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Bích Động. Chùa nhỏ, bên trong chỉ có thể đứng khoảng năm người là chật. Cửa chùa đóng, nhưng có thể nhìn từ bên ngoài nhìn vào thấy thờ Phật Bà Quan Âm. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất gần đỉnh núi Hai bên chùa có hai miếu thờ; hướng bắc thờ Sơn thần, hướng nam thờ Thổ địa. Cạnh chùa có một bể nước được gọi là "bể nước Cam Lồ". Tục truyền, ngày xưa ở quanh chùa Thượng có loại cây tên Sơn Kim Cúc. Cây nở ra hoa màu vàng, cánh hoa nhỏ, phơi khô làm trà; người ta cho biết loại trà này là loại thuốc trị bệnh mắt mờ. Hình ảnh nhũ đá động Xuyên Thủy - dưới chân bà chùa Bỏ ra một quãng đường khá dài dưới chân núi để lên chùa Thượng. Trong không gian phiêu bồng, bước chân qua cây cầu bao quanh hoa sen nở, rồi lên tận chùa Thượng đi tìm hoa Sơn Kim Cúc, ngắm nhìn núi Ngũ Nhạc giao hòa, đủ thỏa lòng một chuyến hành hương cổ tự giữa non sông. Xem bản đồ đường đi: Xem Bản đồ cỡ lớn hơn(TinhTam.vn)