Chùa Giác Lâm

Thảo luận trong 'Đền Chùa TP Hồ Chí Minh'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Chùa Giác Lâm

    [​IMG]
    Cổng chùa Giác Lâm

    Địa Điểm: Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 118 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Trụ trì: Đại đức Thích Từ Tánh

    Chùa Giác Lâm được biết đến qua các tên gọi: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

    [​IMG]
    Chính diện Chùa

    Lịch sử: Chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long người Minh Hương quyền tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744). Ban đầu chùa có tên là Sơn Can, về sau được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn được gọi là chùa Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm và làm nghề đan đệm bán, đươc dân địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

    Chùa Giác Lâm đã trải qua ba lần trùng tu: lần đầu tiên vào năm 1798 – 1804, lần thứ hai vào năm 1906 – 1909 và lần trùng tu thứ ba được hoàn thành đầu nằm 1999.

    Kiến trúc: Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam, gồm 3 dãy nhà ngang nối liền nhau: chính điện, giảng đường và nhà trai (nhà Ông Giám). Cổng tam quan của chùa chỉ mới được xây dựng vào năm 1955. Mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Khu giảng đường và tăng xá phía bên phải chùa đươc khởi công vào năm 2007.

    [​IMG]Chánh điện

    Chùa có hai tam quan. Tam quan cũ được xây dựng năm 1955. Tam quan mới được xây dựng năm 1999, sát đường Lạc Long Quân, cách tam quan cũ khoảng 80m. Hai cổng đều xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ tam quan cũ có câu đối bằng chữ Hán :

    "Giác ngộ quảng khai từ thiện đồng lai quy hướng tổ
    Lâm truyền phổ nhuận ngộ mê cộng hưởng tuệ vi đình."

    [​IMG]
    Khu bảo tháp

    Kết cấu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Khu Tam Bảo bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa. Trước chánh điện có sân hình chữ nhật, ngang 20m, rộng 10m. Trước sân là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá màu. Đặc biệt ở sân vườn có cây bồ đề cao lớn do ngài Narada (Srilanka) tặng.

    [​IMG]
    Một góc tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

    Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ và các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Thời kì chống Pháp chống Mĩ, nơi này được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.

    [​IMG]
    Tượng Phật trong chùa

    Phía trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 đến năm 1975 thì tạm nhưng cho đến 1993 mới được tiếp tục hoàn thành.

    [​IMG]
    Bảo tháp xá lợi

    Trong chùa có 113 pho tượng cổ trong đó chỉ có 7 pho là tượng đồng còn lại đều là tượng gỗ. Tượng trong chùa có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng)...

    Ngày 16-11-1988, chùa Giác Lâm được Bộ Văn hóa công nhận Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đây là một trong những điểm văn hóa có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong lẫn ngoài nước tới chiêm bái.

    Bản đồ đường đi:
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Bao Gia

    Bao Gia New Member

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! Sống chỉ cần từ bi-hỷ -xả,thế là trái đất hóa thiên đường!
     

Chia sẻ bài viết đến mọi người