Chùa Hội Xá

Thảo luận trong 'Đền chùa Hà Nội'

Tags: Add Tags
  1. HueNhan

    HueNhan Member

    Chùa Hội Xá

    [​IMG]
    Chùa Hội Xá, Gia Lâm, Hà Nội

    Địa Điểm: Chùa Hội Xá tọa lạc ở thôn Hội Xá, xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, ở phía Nam bờ đê sông Đuống.

    Chùa Hội Xá có tên gọi khác là Linh Tiên tự. Chùa trước đây thuộc phủ Thuận An, sau là tỉnh Bắc Ninh, đến năm 1961, mới thuộc Hà Nội. Chùa được tạo dựng từ lâu đời, gắn với làng Hội Xá, nằm trong địa bàn sinh tụ chính của cư dân Việt cổ thời dựng nước. Văn bia và hệ thống tượng của Phật điện cho biết chùa đã được trùng tu ở thế kỷ XVI. Đợt tu sửa cuối cùng ghi trên bia là vào năm 1935. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

    [​IMG]
    Quảng cảnh thanh bình chùa nhìn từ xa

    Chùa được xây dựng trên khu đất cao, mặt hướng Tây, gồm tiền đường và hậu cung kết cấu kiểu chữ “Đinh”. Chùa có 12 tấm bia đá, trong đó 3 tấm bia có niên đại triều Lê và 9 tấm bia thuộc triều Nguyễn. Đại hồng chung có tên “Linh Tiên tự chung” đúc năm 1844. Di tích Hội Xá - một di tích được xếp hạng đã 15 năm nay thuộc quận Long Biên - Hà Nội. Dựa vào những hiện vật còn được lưu giữ, ít nhất chúng ta vẫn có thể nắm được là chùa được dựng vào nửa đầu thế kỷ 17. Trải qua thời gian, ngôi chùa đã được tu bổ nhiều lần. Hiện nay chùa chỉ là một kiến trúc năm gian tường hồi bít đốc.

    [​IMG]
    Kiến trúc chùa

    Với nghệ thuật khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trên nóc tiền đường vẫn còn nhiều dấu tích về chạm khắc chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Đó là những vân xoắn và đao cách điệu, biểu tượng của sấm chớp - một gợi ý với thần linh để các ngài dùng pháp lực vô lượng vô biên đưa mây về, để mưa xuống cho muôn loài và cây trồng phát triển sinh sôi. Trên những cốn mê là những hình cây thiêng hoá rồng được chạm nổi khá đẹp. Mà mỗi hình thức đó vẫn níu kéo tâm hồn nhân thế bởi giá trị biểu tượng của chúng khó có thể tàn phai.

    [​IMG]
    Tam bảo chùa

    Hiện nay thượng điện chùa có cả tượng Phật, tượng Mẫu, thậm chí cả tượng ông Tổ Huyền đàn và trợ thủ là Độc Cước và Tôn Ngộ Không… Trên cùng là bộ Tam thế Phật được chạm trổ rất đẹp có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 17. Bộ tượng Tam thế này có thể xếp vào “loại một” của cấp quốc gia nhưng gần đây cả ba tượng đều đã bị mất (!?). Những tượng kể trên vừa có phong cách mang nét phương Nam gần với nghệ thuật ấn Độ (sọ lớn, hàm thon, có hoa tai, hình đài sen ngửa…).

    [​IMG]
    Bia tưởng niệm liệt sĩ

    Đáng quan tâm là tượng để hở cả nửa ngực, vai và cánh tay bên phải , đây là một hình thức đề cao Phật pháp tối thượng…), áo tượng vẫn còn ít nếp nhưng các nếp đều được uốn lượn mềm mại và có nét vẻ suy tư sâu. Pho tượng ở giữa không để áo trật khỏi vai hữu mà phủ gần kín thân như các tượng cùng loại ở chùa khác. Tuy nhiên tượng vẫn cùng một phong cách như hai tượng bên. Đặc biệt đài sen của cả ba pho tượng đều mang phong cách Mạc (nửa cuối thế kỷ 16, nửa đầu thế kỷ 17). Hàng thứ 2 của Phật điện là tượng A Di Đà với niên đại muộn hơn rất nhiều.

    [​IMG]
    Vườn mộ tháp chùa Hội Xá

    Hàng thứ 3 là tượng Thích Ca kết ấn gia trì, tiếp tới là tượng Quan Âm Thiên Thủ rồi bộ tượng Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu. Cuối cùng là tượng Thích Ca sơ sinh. Hai bên sườn của Thượng điện là nơi thờ của Thập điện Diêm Vương với 10 tượng nghiêm chỉnh. Các tượng khác của chùa còn có: Quan Âm toạ sơn (thế kỷ 19), Ba vị tổ chùa (thế kỷ 19) và một tượng bà hậu chúa khá đẹp với niên đại sớm hơn nay không biết lưu lạc ở đâu. Các tượng này đều được làm bằng gỗ hoặc đất. Nhưng nhiều pho đã được gia công rất kỹ nên đạt được giá trị nghệ thuật nhất định, có một vài pho rất đặc biệt cả về nghệ thuật và ý nghĩa thuộc tín ngưỡng dân gian mà chúng ta cần phải lưu tâm.

    [​IMG]
    Mộ tháp trong chùa


    Chùa Hội Xá đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

    Xem bản đồ đường đi:
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người