Chuyện kỳ lạ ở ngôi chùa bom rơi không nổ, tượng đồng tự động tìm về sau khi mất tích

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Đó là một ngôi đình vô cùng linh thiêng, mang trong mình bao huyền thoại một thời quá khứ.

    [​IMG]
    Đại điện cổ tự Linh Sơn

    Tổ đình Linh Sơn ở Hiền Lương - Vạn Lương - Vạn Ninh - Khánh Hòa, là một trong các minh chứng cụ thể nhất của điều này. Phía trước là dòng sông, cổng chùa nằm ở một bên, có phần hơi khác so với những ngôi chùa còn lại.

    Câu chuyện kỳ bí về “đại hồng chung hồi cổ tự”

    Nhiều người nghĩ chùa chắc phải nằm ở đường lớn, kín cổng cao tường vì giá trị cổ vật trong chùa, nhưng thực tế không phải như vậy, bất kì ai cũng đều có thể vào chùa và xin cơm chay theo hoàn cảnh mình gặp phải. Chùa nổi tiếng vì xưa kia nơi đây vốn nổi danh với “cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất Khánh Hòa, cũng là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vạn Ninh. Nơi đây cũng chính là nơi mà Hòa thượng Thích Quảng Đức đã đến ẩn tu trước khi lên đường tự thiêu và trở thành bồ tát nổi danh khắp nhân gian. Trong chùa còn lưu giữ sắc phong của vua Bảo Đại về danh hiệu cũng như sự cổ xưa trên 300 năm tuổi của chùa.

    Đại đức Chúc Minh, trụ trì ngôi cổ tự cho biết: “Sự linh thiêng và huyền bí nơi cửa chùa một phần cũng là do người đời thêu dệt nên. Chuyện tổ sư Đại Bửu ngồi tu dưới gốc cây kén, có cả hổ beo đến nhưng không ăn thịt mà còn bỏ đi, đó hoàn toàn là do từ tâm thiện chí của người tu hành mà nên, ngôi cổ tự này đã có hơn 300 năm tuổi rồi, chuông cổ đang treo trước hiên chùa. Tiếng chuông chùa là điều vốn đã ám ảnh ngôi cổ tự này từ lâu đời. Dân gian kể lại rằng: Ngôi chùa có hai quả chuông, nhưng chỉ mới tìm thấy được quả chuông nhỏ, còn chuông lớn vốn có thể âm vang cả một khu vực rộng lớn lại không thấy đâu, dù vậy hàng đêm, mỗi khi trăng thanh gió mát, họ đều nghe thấy tiếng chuông ngân phát ra từ hồ sen trước chùa!!!. Điều kỳ lạ đó khiến nhiều người nghĩ rằng: “Chuông lớn cũng sẽ trở lại với chùa”. Từ cổ tự Linh Sơn, tiếng chuông chùa có thể vang đến tận cửa biển Cát Ném và lên tận thôn Mỹ Đồng.

    Chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung bắt đầu từ khi nhà Nguyễn quyết chiến với triều đại Tây Sơn. Để phục vụ cho các bên trong những cuộc giao tranh nơi chiến trận, các chuông chùa hầu hết trước đó đều được làm bằng đồng tốt, nên tất cả đã bị tịch thu làm nguyên liệu đúc súng thần công, hoặc đạn hỏa khí. Do đó, khi giao tranh kết thúc, các chùa phải thuê người và mua nguyên liệu nhằm đúc chuông mới trở lại. Dù vậy, rất nhiều hồng chung đã bị mất đi, phần vì trộm cắp, phần vì bị nước lũ cuốn đi. Duy chỉ có hồng chung chùa Linh Sơn là được tìm thấy, trong sự tình cờ đến lạ lùng cũng một câu chuyện mang sắc màu diệu kì bí ẩn.

    Trước chùa vốn là con sông mang tên Hiền Lương, cũng là ranh giới tự nhiên giữa làng Hiền Lương và làng Tân Đức. Hòa thượng Đại Bửu (1740-1765), lập chùa và đúc chuông để duy trì đức tin của bổn giáo. Sau khi chiến tranh qua đi, chuông nhỏ được tìm thấy ở cửa sông Hiền Lương bởi một bà cụ đi mò ốc. Chuông cổ là vật vô giá, không tránh khỏi sự tranh đoạt của người đời, lại nằm ở ranh giới hai làng, càng khiến người đời vì thế mà tranh giành về mình. Cuộc tranh cãi không ngừng diễn ra, người ta nói “vô phúc đáo tụng đình” nhưng khi cần thiết vẫn phải tìm đến chốn công đường. Dù vậy, trước cửa quan oai nghiêm và những dấu ấn cổ xưa được khắc trên chuông đồng, ai cũng phải thừa nhận đó là chuông của chùa Linh Sơn. Trên thân chuông có ghi rõ: “Cảnh Hưng nhị thập nhị niên, Tân Tỵ, bát nguyệt” đây là năm Tổ Ðại Bửu khai sơn lập tự. Hiện tại quả tiểu hồng chung vẫn đang nằm trong chùa.

    Tiếng chuông chùa, vốn là một trong những hình ảnh cụ thể nhất nói lên sự lan tỏa của Phật pháp trong dân gian. Bà Nguyễn Thị Sen, 74 tuổi cho hay: “Phật pháp nhiệm màu, ngôi cổ tự này linh thiêng lắm. Tôi tin tưởng vào chùa và sự tốt lành của Phật pháp đã khiến chuông đồng bị bỏ quên tự tìm về lại đây!”. Nhiều phật tử khác khi nghe nhắc đến câu chuyện này đều chắp tay nguyện cầu bao điều tốt lành cho ngôi cổ tự. Câu chuyện về việc “đại chung hồi cố tự” của chùa Linh Sơn vốn đã lan truyền từ lâu trong dân gian. Người dân quanh chùa ai cũng biết đến câu chuyện này, cũng vì thế mà sự linh thiêng, u huyền của ngôi chùa đã làm người đời thêm chú ý.

    [​IMG]
    Hướng chính diện ngôi cổ tự linh thiêng và nóc điện nơi quả bom từng rơi xuống

    Bom không nổ, dù rơi trên nóc ngôi cổ tự
    Tổ đình Linh Sơn, có hơn 300 năm tuổi đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, nhưng không ít lần nơi đây đã phải chứng kiến sự tàn phá của quân giặc, đặc biệt là cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước trước gót giày ngoại xâm. Thuở trước, Hiền Lương vốn là khu vực núi đồi rậm rạp lắm, tổ sư Đại Bửu vốn người Quảng Nam đã tìm đến và mở đất lập chùa nơi đây. Khi xây chùa, trên mảnh đất vốn có cây kén lớn, các đệ tử mới giữ lại để làm kỉ niệm. Hiện nay, cây kén vẫn đang nằm trong khuôn viên nhà chùa, nếu tính theo hướng chính diện thì nằm bên tay phải, góc sau.

    Đặc biệt ngôi chùa đã từng bị ném một quả bom lớn, với ý đồ hủy diệt hoàn toàn. Nhưng như một phép lạ, ngôi tự không những không bị sức công phá không lồ của quả bom tàn phá, mà vẫn trụ vững theo thời gian. Người trong chùa kể lại rằng: “Quả bom đã không nổ mà nằm lại trên nóc chùa, dù rằng quả bom rất nặng được thả xuống từ độ cao hàng trăm mét trên không trung, vậy mà nó không rơi xuống mà lại nằm trên nóc chùa là một điều kỳ lạ vô cùng!”.

    Vì sự kỳ lạ đó mà nhiều người đã cho rằng đây chính là do sự linh thiêng của một đấng siêu nhiên nên cửa chùa không vấy máu được. Ông Lê Văn, 88 tuổi, người làng Hiền Lương cho biết: “Tôi vẫn ngày ngày ghé qua chùa, câu chuyện quả bom rơi trên nóc chùa mà không nổ tôi nghe kể từ khi còn là cậu bé 7,8 tuổi. Tôi nghĩ rằng, bom không nổ có thể do trục trặc kĩ thuật, nhưng việc nằm ngay trên nóc mà không rơi xuống đất phát nổ quả là điều kì quặc khó hiểu, tôi cho rằng chắc chắn có điều gì tâm linh kì bí nơi đây!”.

    Hòa thượng Chúc Minh cho biết: “Câu chuyện bom rơi trên nóc tự là có thật dù nhiều người không tin, câu chuyện đã in hằn rất sâu trong tâm trí người dân nơi đây. Người bảo là do thần thánh, người bảo không phải, nhưng nếu không phải thì cũng không có lý do gì mà lý giải được!”. Những câu hỏi như thế có lẽ không bao giờ tìm được câu trả lời. Nhưng ngôi miếu với sự huyền bí và thanh tịnh là nơi gửi gắm bao ước nguyện cũng như là điểm nương tựa cho những người sống nơi cửa Phật mãi cho đến tận bây giờ.
     
    Last edited: 17/4/15

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người